Di tích Kiến trúc nghệ thuật đền Vân Mẫu
(BNP) – Đền Vân Mẫu, khu Chu Mẫu (phường Vân Dương) là công trình văn hóa tín ngưỡng có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời của nhân dân nới đây. Đền thờ đức thánh Mẫu, người sinh ra các đức thánh Tam Giang
Toà tiền tế có kiến trúc 2 tầng 8 mái đao cong.
Đền có kiến trúc 3 gian 2 chái 4 máo đao cong, bộ khung gỗ lim chắc chắn, gồm 4 hàng cột ngang, 6 hàng cột dọc, kiến trúc kiểu chồng rường giá chiêng. Toà tiền tế có kiến trúc 2 tầng 8 mái đao cong, bộ khung gỗ lim, được liên kết bởi bộ vì thượng giá chiêng, hạ kẻ ngồi, mái ngói ta. Phía trước mộ đức thánh mẫu được quy hoạch xây tường tường bao quanh bằng đá kiểu lục giác.
Cửa được thiết kế từ gỗ lim tạo sự chắc chắn.
Mộ Đức thánh Mẫu được xây dựng bằng đá lục giác bao quanh.
Đền thờ đức thánh Mẫu, người sinh ra đức Thánh Tam Giang, là con gái họ Phùng, tên hiệu là Từ Nhan, sinh năm Quý Hợi 483 thời Nam Bắc Triều. Năm Phùng Từ Nhan 18 tuổi, vào đêm rằm tháng 11 năm Canh Thìn (500), nàng nằm chiêm bao thấy Thần Long quấn mình trên sông Lục Đầu, sau đó nàng mang thai. Sau 14 tháng mang thai, ngày 5 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (502) Phùng Từ Nhan lên chùa lễ phật trở về đến xứ Cửa Cữu, làng Vân Mẫu thì trở dạ, sinh ra một bọc năm con. Do là con của thiên thần nên người mẹ lấy họ Trương là họ của Ngọc Hoàng Thượng đế đặt cho các con và hết lòng chăm lo các con ăn học.
Bên trong toà tiền tế được sơn son thếp vàng và trang trí hoa văn tinh xảo.
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, những biến động của xã hội và thiên nhiên, di tích đền Vân Mẫu vẫn luôn được nhân dân quan tâm bảo vệ, trùng tu, tôn tạo làm cho khu di tích ngày càng khang trang tố hảo. Hiện nay Đền Mẫu (tức là Mẹ Đức Thánh) nằm trên một khu đất cao, ở phía Tây Bắc của làng Vân Mẫu, phía trước là dòng Tào Khê và cánh đồng làng.
Sắc phong các năm 1853, 1880, 1909.
Hoành phi và câu đối thế kỷ XIX.
Chuông đồng được đặt tại toà tiền tế.
Lễ hội được tổ chức vào ngày 15 tháng Tư hàng năm. Truyền rằng đây là ngày mất của đức Thánh mẫu, đây là dịp để nhân dân địa phương tưởng nhớ công ơn Thánh mẫu.
Nhà bia trước sân đền.
Đền vốn được khởi dựng từ lâu đời. Đến nay, ngôi đền đã gắn bó mật thiết với quá trình phát triển của đời sống dân cư và các phong tục tập quán cổ truyền của một làng Việt cổ. Hiện nay, tại đền còn bảo lưu được một số hiện vật thời Nguyễn như ngai, tượng thờ, hoành phi, câu đối. Đây là chứng tích cho quá trình phát triển của lịch sử ngôi đền cũng như lịch sử con người quê hương nơi đây, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Đền có thiết kế mái đao cong theo kiểu truyền thống.
Đền được xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia tại Quyết định số 100-VH/QĐ ngày 21/01/1989.