bn-current-user-online-portlet

Online : 3314
Total visited : 150747544

Đa dạng hóa các hình thức đào tạo nguồn nhân lực y tế

27/11/2023 08:16 View Count: 378

Theo các chuyên gia y tế, đa dạng hóa hình thức đào tạo đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực y tế. Từ đó tăng cường năng lực, xây dựng hệ thống y tế chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.

Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo nhân lực y tế triển khai thực hiện thông tư quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học; tiếp đó là Đề án đào tạo cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tiếp tục được triển khai. Cả nước có 7 trường đại học tham gia đào tạo cử tuyển với số lượng 1.448 bác sĩ và 24 điều dưỡng. Với hình thức đào tạo theo địa chỉ, cả nước có 13 trường đại học tham gia, đáp ứng 71% nhu cầu cử người đi học của các địa phương.

Đa dạng hóa hình thức đào tạo

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã chia sẻ, Bộ Y tế rất quan tâm tới công tác đào tạo nhân lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng hệ thống y tế trong tương lai. Thời gian qua, Bộ cũng đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp thiết thực nhằm nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế và đã đạt nhiều thành tựu đáng kể.

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, công tác đào tào nguồn nhân lực y tế đang đứng trước không ít thách thức. Đặc biệt trước bối cảnh dân số gia tăng và già hóa dân số cũng như mô hình bệnh tật đã thay đổi theo xu hướng tỉ lệ các bệnh không lây nhiễm gia tăng đòi hỏi cần tập trung vào tăng Việt nhanh số bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng…

Để bảo đảm được nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức, đòi hỏi đa dạng hóa hình thức đào tạo nguồn nhân lực y tế. Thống kê của Cục Khoa học và Công nghệ (Bộ Y tế), hiện cả nước có 40 cơ sở đào tạo trình độ đại học trong ngành Y tế, 68 cơ sở đào tạo hệ Cao đẳng. Khối đào tạo nhân lực cho ngành Y tế đã có đủ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu học tập của người học. Nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho các tuyến y tế, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách.

Hệ thống các cơ sở đào tạo về y, dược được củng cố, sắp xếp lại và từng bước được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thực hiện đào tạo cán bộ y tế theo yêu cầu, theo địa chỉ cho các tỉnh khó khăn. Tại các bệnh viện đầu ngành đều thành lập các trung tâm đào tạo - chỉ đạo tuyến để đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho tuyến dưới. Các trường và trung tâm đào tạo về quản lí bệnh viện được thành lập và hàng nghìn cán bộ quản lí bệnh viện đã được đào tạo.

Tăng số lượng nhân lực y tế qua các năm

Thống kê về nhân lực của ngành Y tế cho thấy, hiện nay trên cả nước có khoảng hơn 35.000 nhân viên y tế, trong số đó lực lượng bác sĩ chiếm trên 96.200 người. Bên cạnh đó, số lượng y tá và hộ lý chiếm hơn 105.000 người, tương ứng 13 y tá, hộ lý/1 vạn dân.

Hiện nay đội ngũ nhân lực y tế đa chuyên ngành, có chuyên môn tốt có khả năng cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao và lấy người dân làm trung tâm là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu y tế đang thay đổi tại Việt Nam.

Một trong những kết quả phát triển nhân lực y tế trong những năm qua là số lượng cán bộ, nhân viên y tế đã tăng đáng kể qua các năm. Năm 2010, có khoảng 7,3 bác sĩ/10.000 dân. Đến năm 2023, số lượng này tăng gấp đôi với 13,3 bác sĩ/10.000 dân.

Riêng năm 2018 là 82.043 bác sĩ, năm 2019 là 96.200 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân cũng đã tăng. Như năm 2018 là 8,7 bác sĩ/vạn dân, năm 2019 là 8,8 bác sĩ/vạn dân.

Nhân lực y tế là ‘mắt xích’ quan trọng để góp phần nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Từ đó tăng cường năng lực, xây dựng hệ thống y tế chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Điều này cũng đảm bảo các mục tiêu "Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

Với mục tiêu đến năm 2030, hệ thống y tế từ Trung ương đến địa phương được hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với từng vùng, miền; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố vững chắc; y tế chuyên sâu, y tế mũi nhọn đạt ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực.

Đồng thời tăng cường nhân lực chất lượng cho các địa phương, Nhà nước chỉ đạo Bộ Y tế thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ. Tác động tích cực của các chính sách ấy là số lượng cán bộ y tế tuyến cơ sở tăng lên, chất lượng được cải thiện đáp ứng phần nào nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.

Lê Hồng