- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Bắc Ninh đẩy mạnh công tác điều trị dự phòng lây nhiễm HIV
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) hiện nay tại Việt Nam, ước tính có khoảng 242.000 người nhiễm HIV trong cộng đồng. 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam phát hiện 9.025 người nhiễm HIV mới, 1.378 người tử vong.
Dự báo từ nay đến cuối năm, phát hiện khoảng 3.000 người nhiễm HIV. Dịch HIV đã thay đổi hình thái, chuyển dịch từ lây truyền chủ yếu qua tiêm chích ma túy sang lây truyền qua đường tình dục; Tỷ lệ nhiễm HIV qua nhóm MSM ( nam quan hệ tình dục đồng giới) đang gia tăng. Bởi vậy, các chương trình can thiệp giảm tác hại cũng hướng trực tiếp đến các đối tượng này. Tại Bắc Ninh, ngành y tế với vai trò nòng cốt trong công tác phòng chống HIV/AIDS đã luôn chủ động tham mưu triển khai nhiều giải pháp hoạt động; Các chương trình can thiệp, giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS được chú trọng, triển khai rộng khắp. Trong đó, đẩy mạnh tăng cường điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone ( Mê- tha- đôn), điều trị Prep (Pờ- rép) hướng tới đối tượng chính là thanh niên.
P. là một thanh niên người dân tộc thiểu số, là một người đồng tính nam. Em đã sinh sống và làm việc ở Bắc Ninh gần 5 năm nay. Có một sự thật đó là cho dù bạn ở trong mối quan hệ nào đồng tính nam, đồng tính nữ, dị tính.. thì đều có rủi ro mắc phải những bệnh lý lây qua đường tình dục đặc biệt lây nhiễm HIV. Ý thức được điều đó, qua nhiều nguồn tìm hiểu em đã đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh để được tư vấn và điều trị Prep. Tại đây, em đã được các bác sĩ tư vấn về tình hình sức khỏe hiện tại, xu hướng tình dục.. cũng như thực hiện các xét nghiệm cần thiết như HIV, viêm gan B,C.. trước khi đưa vào diện điều trị Prep. P tâm sự: Thông qua tìm hiểu thông tin, đặc biệt sau khi được sự tư vấn của các y bác sỹ em đã hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe mình. Giờ đây em đã vượt qua những trở ngại tâm lý ban đầu để tìm hiểu, lựa chọn điều trị Prep. Đây có lẽ là quyết định sáng suốt và có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng của em
Tư vấn điều trị Prep tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
Hiện nay toàn tỉnh đang quản lý điều trị 174 bệnh nhân Prep trong đó tập trung đông tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật với 147 bệnh nhân. Đa phần là đối tượng đồng tính nam, nữ và 1 số người có nguy cơ lây nhiễm cao. Prep là liệu pháp sử dụng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV/AIDS cho người chưa nhiễm HIV, nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. PrEP có hiệu quả giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục lên đến 97% và qua tiêm chích đến 74% nếu tuân thủ tốt. Bên cạnh đó, việc điều trị là hoàn toàn miễn phí, việc khám tư vấn lấy thuốc hàng tháng tại các cơ sở cũng nhanh gọn, thuận lợi. Thuốc hầu như không có tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe hay khả năng lao động nên đang là lựa chọn tích cực của nhiều thanh niên.
Bên cạnh điều trị Prep, chương trình điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực. Toàn tỉnh hiện có 550 bệnh nhân, đa số là nam thanh niên đang điều trị Methadone thay thế tại 3 cơ sở điều trị đặt tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Từ Sơn, Trung tâm Y tế huyện Gia Bình và 1 cơ sở cấp phát tại Cơ sở cai nghiện thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Được triển khai từ cuối năm 2014, từ một cơ sở với vài bệnh nhân ban đầu, hiện hàng trăm bệnh nhân đã được tiếp cận chương trình này, giúp nhiều người sử dụng ma tuý gia tăng cơ hội có việc làm, thu nhập, hoà nhập cộng đồng.Tính ưu việt của việc điều trị Methadone được ghi nhận khi góp phần giảm tội phạm và rối loạn trật tự xã hội liên quan đến ma tuý; giảm các bệnh liên quan đến hành vi sử dụng ma tuý như: HIV, viêm gan B, viêm gan C…; giảm bệnh tật và tử vong do sốc ma tuý… Nhiều trường hợp có việc làm, cho thu nhập khá khi sức khoẻ ổn định. Người nghiện có công ăn việc làm ổn định nên giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội
Thời gian qua, với vai trò nòng cốt trong công tác phòng chống HIV/AIDS, ngành y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật đã tham mưu, triển khai nhiều nội dung hoạt động tập trung vào đối tượng thanh niên, đối tượng nguy cơ cao… Theo báo cáo, lũy tích người nhiễm HIV đến 31/10/2022 là 2139 trường hợp, lũy tích các trường hợp chuyển AIDS là 1278 trường hợp và lũy tích số tử vong là 1118 người. Số người nhiễm HIV còn sống là 1021 người, trong đó số hiện quản lý tại địa phương là 896 người, số người nhiễm HIV có thẻ BHYT là 820 người chiếm 91,5%,số hiện mắc AIDS là 46 người, trong đó số hiện mắc AIDS quản lý tại địa phương là 16 người. Nhiều hoạt động can thiệp tác hại đã và đang triển khai và phát huy hiệu quả tích cực
Bên cạnh những thuận lợi, công tác phòng chống HIV hướng tới đối tượng thanh niên còn gặp những khó khăn như: Đa số đối tượng trình độ dân trí còn thấp, số lao động chưa có việc làm còn nhiều, trong khi đó các đối tượng này dễ bị sa vào các tệ nạn ma túy, mại dâm dẫn đến nhiễm HIV. Nhận thức của người dân về phòng, chống HIV/AIDS mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhưng thay đổi hành vi chưa có tính bền vững. Một số nơi vẫn còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV/AIDS, bản thân những người bị nhiễm còn mặc cảm, bi quan, chưa thật sự hòa nhập với cộng đồng. Bởi vậy, để hoạt động phòng chống HIV đạt hiệu quả cao cần sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo, chính quyền và toàn thể nhân dân.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- 50% người nhiễm HIV là nhóm đồng giới nam - Dịch HIV đã thay đổi hình thái (23/11/2022 16:11)
- Truyền thông tháng phòng chống HIV/AIDS: “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng!” (04/11/2022 08:02)
- Đừng kỳ thị với người có HIV, hãy mở lòng (09/10/2022 07:44)
- Cấp thuốc Methadone nhiều ngày giúp người bệnh giảm thời gian đi lại, yên tâm điều trị lâu dài (08/10/2022 07:45)
- Các tỉnh thúc đẩy điều trị viêm gan C cho người bệnh đồng nhiễm HIV/VGC (06/10/2022 07:54)