bn-current-user-online-portlet

Online : 3378
Total visited : 150791261

BCĐ Liên ngành VSATTP tỉnh: Tăng cường các biện pháp quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm

01/06/2016 16:45 View Count: 149
Chiều 30-5, BCĐ Liên ngành về ATVSTP tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai công tác bảo đảm VSATTP, trong đó tập trung bàn biện pháp tăng cường quản lý, phối hợp giữa các ngành, địa phương nhằm bảo đảm VSATTP trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn Phong, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo dự và chỉ đạo hội nghị.

Trong thời gian qua, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATVSTP tỉnh được củng cố và duy trì, hoạt động của BCĐ Liên ngành các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn được kiện toàn, năng lực quản lý trong lĩnh vực ATVSTP ở cả 3 cấp từng bước được nâng cao.

Tính đến nay, Ngành Y tế đã quản lý  và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 3.402 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Hiện có 85 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành Công thương đã hoàn thiện hồ sơ và được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP,  ngành Nông nghiệp tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra và cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 100 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm trong tỉnh đủ điều kiện theo quy định hiện hành.

Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, Ban Chỉ đạo về ATVSTP các cấp triển khai mạnh mẽ các hoạt động thanh tra liên ngành về ATVSTP; các ngành chuyên môn tích cực kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý. Các đoàn thanh tra liên ngành cấp tỉnh tiến hành kiểm tra 165 cơ sở, trong đó 96 cơ sở đạt yêu cầu về VSATTP (đạt 58%), thực hiện xử lý, xử phạt hành chính gần 82 triệu đồng. Thanh tra liên ngành cấp huyện và tuyến xã thực hiện thanh tra, kiểm tra 4.150 lượt, 2.844 cơ sở bảo đảm yêu cầu về VSATTP, xử phạt hơn 100 triệu đồng. Các đoàn thanh tra chuyên ngành Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra tổng số  7.054 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, tiến hành xử lý xử phạt hành chính các cơ sở vi phạm với tổng số hơn 400 triệu đồng. Bên cạnh đó, công tác thông tin, giáo dục, truyền thông  được đẩy mạnh nhằm đảm bảo chất lượng VSATTP, đồng thời nâng cao nhận thức, kiến thức cho cộng đồng về VSATTP. Tuy vậy, tình hình ngộ độc thực phẩm diễn biến phức tạp,  năm 2015 toàn tỉnh xảy ra 3 vụ ngộc độc thực phẩm, với 63 người mắc, riêng 6 tháng đầu năm 2016 xảy ra 01 vụ ngộ độc rượu, 3 người mắc và 01 người tử vong.

Qua 3 năm thực hiện Quyết định 101/2013/QĐ-UBND về phân công, phân cấp quản lý ATTP trong tỉnh, bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai thực hiện còn có một số khó khăn, tồn tại, bất cập như: Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý Nhà nước về ATTP còn chưa chặt chẽ; một số sở, ngành, UBND các huyện chưa thống kê danh sách các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý để làm căn cứ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP của sở, ngành, địa phương mình, dẫn đến tình trạng chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, cấp phép; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được duy trì thường xuyên, hiệu lực các hoạt động thanh kiểm tra chưa cao…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Phong yêu cầu các ngành thành viên Ban Chỉ đạo, các địa phương, đơn vị tăng cường công tác phối hợp, nhất là giữa các ngành trực tiếp quản lý về công tác bảo đảm ATVSTP là: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh. Đối với UBND cấp huyện cần nhanh chóng kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSTP cấp huyện, xã;  thống nhất mô hình quản lý về ATVSTP ở các huyện; tăng cường công tác phối hợp trong thanh kiểm tra liên ngành, chuyên ngành nhưng tránh chồng chéo; các ngành thành viên thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo  quy định ./.

Thanh Xuân
Source: Trung tâm TT-GDSK tỉnh