- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh bạch hầu
Bạch hầu là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
1. Cách xử trí khi bị bạch hầu
Phát hiện và xử trí bệnh bạch hầu sớm là then chốt. Bệnh nhân cần nhập viện để điều trị và cách ly càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ sẽ điều trị kháng sinh diệt khuẩn kịp thời.
Bệnh nhân cần cách ly trong 10 -14 ngày, nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường. Phát hiện sớm các biến chứng, xử trí kịp thời, chống tái phát và bội nhiễm.
Thuốc kháng độc tố bạch hầu (SAD - Serum Antitoxin Diphtheriae): Liều lượng SAD thay đổi từ 20.000 đến 100.000 đơn vị, tùy theo mức độ của tình trạng nhiễm độc, vị trí, kích thước của màng giả, thời điểm dùng thuốc sớm hay muộn. Thuốc được dùng một lần duy nhất bằng đường truyền tĩnh mạch trong 30 đến 60 phút (hoặc tiêm bắp).
Cần phải test nội bì trước khi tiêm để phòng bệnh nhân bị mẫn cảm với huyết thanh ngựa trong thuốc.
2. Cách chăm sóc bệnh bạch hầu tại nhà
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, vì vậy việc phát hiện và điều trị bệnh sớm và chăm sóc là rất quan trọng.
-
Áp dụng đá lạnh hoặc khăn giấy ướt lạnh lên vùng da bị phát ban có thể giúp giảm đau và ngứa.
-
Nếu bạn cảm thấy đau họng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và giảm sưng như paracetamol hoặc ibuprofen.
-
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể. Sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
-
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng với nước muối sinh lý có thể giúp giảm cảm giác đau và làm sạch miệng.
-
Tránh uống rượu, hút thuốc lá, cafein và các chất kích thích khác có thể làm tăng triệu chứng ngứa và phát ban.
-
Rèn luyện thể dục thể thao với các bài tập nhẹ, vừa sức.
-
Theo dõi các triệu chứng của bệnh và báo cáo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu của sự suy giảm hoặc tình trạng khó chịu.
3. Bệnh bạch hầu có chữa khỏi được không?
Bệnh bạch hầu có chữa được vì hiện nay đã có thuốc điều trị. Tuy nhiên, trong giai đoạn bệnh tiến triển vẫn có thể ảnh hưởng xấu đến tim, thận và hệ thần kinh của bệnh nhân bất cứ lúc nào.
Do đó, người bệnh nên đến thăm khám và điều trị trực tiếp tại các cơ sở y tế lớn có đội ngũ bác sĩ vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại để nhanh phục hồi sức khỏe cũng như giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
4. Những lưu ý quan trọng đối với bạch hầu, nhất là trẻ em và người cao tuổi
Bạch hầu có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch, do đó việc phát hiện mắc bệnh, điều trị, chăm sóc cần nhanh chóng, kịp thời để ngăn chặn các biến chứng khôn lường, giảm tỷ lệ tử vong.
Vì thế, cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Tiêm chủng vaccine bạch hầu cho: trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, trẻ em dưới 15 tuổi, người cao tuổi có bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ chuẩn bị manng thai, người sống trong gia đình có người mắc bạch hầu, người chăm sóc bệnh nhân bạch hầu…
-
Tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu.
-
Đeo khẩu trang đi ra đường để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
-
Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
-
Không gian sống cần được thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
-
Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, rửa sàn nhà, quần áo, chăn mền, các đồ dùng…
-
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
5. Chi phí dự phòng và điều trị bệnh bạch hầu
Bạch hầu là bệnh hoàn toàn dự phòng được và dự phòng hiệu quả bằng vaccine. Trẻ em từ 2 tháng tuổi được yêu cầu phải tiêm vaccine có 5 thành phần kháng nguyên trong đó có kháng nguyên bạch hầu (vaccine 5 trong 1; hiện vaccine 5 trong 1 là vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, được nhà nước chi trả thay cho người dân); hoặc vaccine có 6 thành phần kháng nguyên trong đó có kháng nguyên bạch hầu (vaccine 6 trong 1; vaccine 6 trong 1 hiện nay là vaccine nhập khẩu có giá khoảng 900 000 – 1.000.000 đồng/liều).
Trẻ em tiền học đường và người lớn chưa có miễn dịch với bạch hầu hoặc tiêm vaccine bạch hầu không đầy đủ, hoặc tiêm vaccine bạch hầu đã lâu, được khuyến nghị tiêm vaccine có 4 kháng nguyên trong đó có kháng nguyên bạch hầu và kháng nguyên ho gà giảm liều (vaccine Tdap; đây là vaccine nhập khẩu có giá từ 500.000 – 600.000 đồng/liều); hoặc vaccine bạch hầu – uốn ván hấp phụ do Việt Nam sản xuất (vaccine Td, có giá khoảng 30.000 đồng/liều).
Chi phí để dự phòng bạch hầu luôn luôn thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị bạch hầu. Đặc biệt những trường hợp bạch hầu nặng phải sử dụng giải độc tố bạch hầu, can thiệp lọc máu, tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO)… thì chi phí có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu: Mua bổ sung thuốc insulin và methadon tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc lần 2 (02/11/2024 16:09)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Cấu hình đảm bảo an toàn thông tin mạng (02/11/2024 10:53)
- Bài tuyên truyền về viêm não mô cầu (09/07/2024 14:10)
- Bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và phòng ngừa bằng vắc-xin (08/07/2024 15:58)
- Bệnh viêm màng não mô cầu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh (08/07/2024 15:54)
- Viêm màng não do não mô cầu: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị (08/07/2024 15:44)
- Nữ sinh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khẩn cấp cách ly người tiếp xúc gần (08/07/2024 15:30)