bn-current-user-online-portlet

Online : 4547
Total visited : 150711881

Công tác DS-KHHGĐ: Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm trên 5 lần

29/01/2024 08:32 View Count: 68

Theo báo cáo của Bộ Y tế:Trong những năm vừa qua, nhờ sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế các cấp, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ -trẻ em (CSSKSS/SKBM-TE) ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm trên 5 lần, từ mức 233/100.000 trẻ đẻ sống năm 1990 xuống còn trên 44/100.000 trẻ đẻ sống năm 2023. Trong giai đoạn nói trên, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm gần 4 lần, từ mức 58% xuống còn 18,2%; tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 44% xuống còn 11,6%; đồng thời tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cũng giảm mạnh từ mức 53% xuống còn 11%. Hệ thống khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản - nhi đã phát triển mạnh mẽ từ trung ương đến cơ sở, nhiều thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới đã được nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe sinh sản của nhân dân. Nhờ những thành tựu đó, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và nay là các Mục tiêu phát triển bền vững về sức khỏe bà mẹ - trẻ em.

Bên cạnh những thành tựu như đã nêu trên, công tác CSSKBM-TE/SKSS còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, đó là: Tử vong mẹ, tử vong trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em tuy đã giảm nhưng còn có sự chênh lệch, cách biệt rất lớn giữa các vùng, miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa các nhóm dân tộc. Số liệu điều tra, thống kê cho thấy tình trạng tử vong mẹ ở người dân tộc thiểu số cao gấp 7 lần so với người kinh. Tỷ lệ tử vong trẻ em, suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi ở khu vực miền núi vẫn cao gấp 2-3 lần so với mặt bằng chung toàn quốc.

Để tiếp tục thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, triển khai Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, trong đó có nhiều mục tiêu quan trọng về sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.

Thanh Thương