- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Dịch MERS-CoV: Việt Nam có hệ thống giám sát dịch bệnh rất hiệu quả
MERS-CoV tại Hàn Quốc: Chưa ghi nhận trường hợp lây truyền thứ phát
Sau ba năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh MERS-CoV, ngày 8-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc thông báo ghi nhận một trường hợp mắc MERS-CoV đầu tiên trong năm 2018. Bệnh nhân nam, 61 tuổi, có tiền sử làm việc tại Kuwait từ ngày 16-8 đến ngày 6-9-2018 với biểu hiện sốt, ho có đờm nhiều và nhập bệnh viện tại Seoul, Hàn Quốc ngày 7-9-2018. Kết quả xét nghiệm dương tính với MERS-CoV.
Như vậy, đây là trường hợp bệnh xâm nhập về từ khu vực có dịch. Để ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh, Bộ Y tế Hàn Quốc đã triển khai điều tra tích cực và thực hiện các biện pháp phòng bệnh quyết liệt. Hiện nay, có 20 người tiếp xúc gần bao gồm cả nhân viên phục vụ chuyến bay, các nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân đã được theo dõi chặt chẽ về sức khỏe và cách ly tạm thời tại nhà. Chưa có thông tin về trường hợp lây truyền thứ phát.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, hiện nay tại một số nước khu vực Trung Đông vẫn đang lưu hành dịch bệnh MERS-CoV và có thể tiếp tục ghi nhận một số trường hợp mắc mới đơn lẻ tại khu vực hoặc về từ vùng có dịch. Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO và các quốc gia trên thế giới theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh MERS-CoV và kịp thời đưa ra các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp.
Ông Đặng Quang Tấn cho biết, năm 2015, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ghi nhận trường hợp MERS-CoV trở về từ vùng Trung Đông. Thời điểm đó, Hàn Quốc chưa có kinh nghiệm nên xảy ra trường hợp người nhiễm virus đi khám từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, dẫn tới lây lan thành dịch lớn tại Hàn Quốc. Ba năm sau, Hàn Quốc mới ghi nhận lại một ca mắc mới và lần này, Hàn Quốc đã có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nói về nguy cơ của dịch MERS-CoV, ông Tấn nhấn mạnh: “Thời điểm này so với năm 2015 ít nguy cơ hơn nhưng tuy nhiên không phải không có. Nguy cơ ít hơn vì giờ dịch ở Trung Đông ghi nhận lẻ tẻ chứ không thành dịch như năm 2015 ở Trung Đông và Hàn Quốc. Nhưng nguy cơ vẫn có vì Trung Đông vẫn lưu hành virus MERS-CoV. Những người cưỡi lạc đà, uống sữa lạc đà nhiễm virus có thể lây bệnh. Du khách đến từ Trung Đông không kiểm soát được nhiễm hay không”.
Việt Nam có hệ thống giám sát chặt chẽ
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, từ năm 2014-2015 đến nay, Bộ Y tế Việt Nam đã và đang duy trì hoạt động giám sát chặt chẽ nhiều loại bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi như MERS-CoV, Ebola, Sars, cúm AH7N9…
Tại cửa khẩu, các hành khách nhập cảnh đều được theo dõi giám sát qua máy đo thân nhiệt. Các cửa khẩu quốc tế được giám sát 100%. Lực lượng kiểm dịch y tế tại biên giới ghi nhận sát sao những hành khách có biểu hiện ốm bất thường, sốt. Những người dân có biểu hiện gì về sức khỏe đi về từ vùng có dịch sẽ được vào khu cách ly tạm thời để khám sàng lọc, khai thác tiền sử.
Năm 2014, Bộ cũng đã xây dựng kế hoạch phòng chống MERS-CoV với ba tình huống giả định: chưa có ca xâm nhập, có ca xâm nhập đầu tiên đầu tiên vào Việt Nam nhưng chưa lây lan ra cộng đồng và tình huống là dịch lan rộng tại cộng đồng để có phương án xử lý cụ thể từ Trung ương tới địa phương. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang nằm ở trong tình huống giả định đầu tiên là chưa có ca MERS-CoV xâm nhập. Ngoài ra, Bộ cũng tăng cường truyền thông, cung cấp thông tin cho người dân hiểu và chủ động phòng bệnh, tăng cường giám sát tại cộng đồng
“Hiện nay, Việt Nam triển khai năng lực giám sát xét nghiệm rất tốt. Tất cả bệnh truyền nhiễm mới nổi đến nay, Việt Nam đều có khả năng xét nghiệm, phát hiện được từ MERS-CoV, Ebola, cúm AH7N9… Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hoạt động hiệu quả từ giám sát cộng đồng, giám sát tại vùng bất thường liên quan đến yếu tố dịch tễ đều được báo cáo, sàng lọc, giám sát tại cửa khẩu, tại phòng xét nghiệm…”, ông Tấn cho hay.
Nhiều năm qua, Việt Nam đã ngăn chặn thành công không để dịch bệnh mới nổi lây lan vào Việt Nam. Năm 2003, Việt Nam là quốc gia đầu tiên khống chế bệnh SARS được quốc tế đánh giá cao. Cúm AH7N9 cũng được khống chế thành công, không cho lây lan vào Việt Nam dù ngay sát biên giới, nhiều tỉnh/thành phố tại Trung Quốc vẫn lưu hành dai dẳng các ca bệnh này.
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng trấn an người dân nên bình tĩnh vì tại Hàn Quốc ba năm sau mới ghi nhận một trường hợp mắc mới. Hàn Quốc đã cách ly, xử lý kịp thời và cũng chưa có thông tin về trường hợp thứ hai bị lây nhiễm. Tuy nhiên, người dân nên thường xuyên cập nhật thông tin và Bộ Y tế cũng sẽ thông tin liên tục diễn biến mới về MERS-CoV trên website của Cục Y tế dự phòng. Những người đi du lịch đến và về từ Trung Đông cần lưu ý phòng chống dịch bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.
MERS-CoV là Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome, MERS), là một căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một loại siêu vi coronavirus mới phát hiện được gọi là "Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus" (MERS-CoV), một dạng virus kết hợp giữa hai yếu tố nguy hiểm: khả năng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao, đồng thời là một "người anh em họ" với virus gây ra đại dịch SARS năm 2003. Siêu vi coronavirus là một nhóm siêu vi thông thường gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Những người bị nhiễm MERS-CoV phát triển thành căn bệnh về hô hấp cấp tính có các triệu chứng như sốt, ho và thở dốc. Các trường hợp này có thể nghiêm trọng, với khoảng 30% trong tất cả các trường hợp bị MERS được xác nhận đã dẫn đến tử vong. Một số trường hợp đã được báo cáo là nhẹ. Bệnh MERS gây ra bởi virus MERS-CoV ở động vật và không có vắc xin phòng ngừa. Virus này lây từ động vật sang người hoặc từ người sang người do tiếp xúc. Lạc đà được cho là vật chủ có chứa lượng lớn virus MERS-CoV. Để phòng tránh nguy cơ này, các cơ quan Y tế kêu gọi mọi người tránh sử dụng sữa lạc đà chưa được tiệt trùng, không ăn phô mai và thịt lạc đà khi chưa nấu chín. Ngoài ra, virus này cũng đã được tìm thấy trong một con dơi ở Ả Rập Saudi. Chủ động phòng chống dịch bệnh bằng cách thực hiện những hành động sau đây: · Súc miệng bằng nước sát khuẩn. · Rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước. Nếu không có sẵn xà bông và nước, hãy dùng thuốc rửa tay có chất cồn. · Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và vứt khăn này vào sọt rác. Nếu không có khăn giấy, hãy ho hoặc hắt hơi vào cánh tay trên của mình. · Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của mình bằng tay chưa rửa sạch. Tránh tiếp xúc gần gũi (hôn, dùng chung ly tách, hoặc dùng chung đồ dùng ăn uống, v.v.) với người bệnh. · Chùi sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt chạm vào, như đồ chơi và tay nắm cửa ra vào. · Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. · Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng. |
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Vaccine CombE Five đạt yêu cầu đưa vào tiêm chủng mở rộng (13/09/2018 07:54)
- Giám sát và xử lý ổ bệnh sốt rét theo 1-3-7 (07/09/2018 14:33)
- HỎI-ĐÁP VỀ VẮC XIN IPV TRONG TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG (07/09/2018 14:26)
- Từ tháng 9/2018, trẻ đủ 5 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin bại liệt (IPV) trong Tiêm chủng mở rộng (26/08/2018 10:17)
- Tăng miễn dịch cho trẻ trước sởi nghịch mùa (24/08/2018 08:01)