bn-current-user-online-portlet

Online : 4327
Total visited : 150807283

Là bác sỹ y tế dự phòng

03/03/2016 01:24 View Count: 70
Được coi là những “chiến sĩ” tiên phong của ngành y tế trong việc phát hiện, bao vây và xử lý dịch bệnh, luôn phải đối mặt với những hiểm nguy, các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm từ các ổ dịch... Nhưng vượt lên trên những khó khăn đặc thù, kể cả nguy cơ cao bị lây nhiễm nhiều mầm bệnh từ ổ dịch, họ vẫn ngày đêm lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp đã nguyện suốt đời gắn bó. Họ là những bác sĩ làm công tác y tế dự phòng.

Cán bộ xét nghiệm Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thực hiện chuyên môn

Trước đây khi công tác tiêm chủng mở rộng chưa được triển khai rộng rãi như hiện nay, tỷ lệ người dân mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong do dịch bệnh là nỗi đau không của riêng ai. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Từ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh chia sẻ: Còn nhớ, dịch sốt xuất huyết năm 1987, trên địa bàn tỉnh có tới 15.654 trường hợp mắc, 11 người tử vong; năm 1991, 11.655 ca mắc, 1 tử vong. Năm 1984, 1.652 trường hợp phơi nhiễm mầm bệnh dại, 9 người tử vong; năm 1985 có 13 người tử vong, năm 1986 có 14 người tử vong do bệnh dại. Một loạt bệnh dịch khác như: Bạch hầu, tiêu chảy, hội chứng não cấp, uốn ván sơ sinh, bại liệt, sởi… đều ghi nhận số người tử vong, có năm lên tới vài chục người.

Đến nay, cùng với cả nước, Bắc Ninh đã thanh toán bại liệt và uốn ván sơ sinh, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi, giảm tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B ở trẻ em dưới 5 tuổi, giảm đáng kể tỉ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; mở rộng diện bao phủ các vắcxin tả và thương hàn. Các vắc - xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã làm giảm từ hàng trăm đến hàng chục lần nguy cơ mắc các bệnh mà trước đây thường xuyên gặp phải. Nhiều mặt bệnh từ thường xuyên mắc phải nay trở thành bệnh hiếm gặp.

Vẽ lại bức tranh nhiều mảng tối về các bệnh truyền nhiễm trước đây khi chưa triển khai các hoạt động y tế dự phòng can thiệp giảm tác hại của bệnh truyền nhiễm để thấy những nỗ lực của đội ngũ cán bộ y tế dự phòng trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Trò chuyện với những “chiến sĩ” xông pha nơi tuyến đầu mặt trận chống dịch, chúng tôi mới chỉ cảm nhận được một phần nhỏ khó khăn, vất vả và cả những hiểm nguy mà họ phải đối mặt.

Bác sĩ Nguyễn Khắc Từ kể lại cho chúng tôi kỷ niệm về ca nghi ngờ bệnh Sars đầu tiên của Bắc Ninh vào năm 2003 là trường hợp một sản phụ sinh đẻ trở về từ Bệnh viện Việt Pháp có một số triệu chứng điển hình. Ngày đó, ngoài khẩu trang và áo blue, cán bộ điều tra, giám sát dịch không có thêm bất cứ loại trang thiết bị bảo hộ nào khác. Khi trực tiếp giám sát, đánh giá dịch, nhân viên y tế phải lăn lộn nơi tâm dịch, dẫu biết nhiều nguy hiểm luôn rình rập song vẫn phải tiếp cận để tìm cho bằng được bằng chứng khoa học. Qua những câu chuyện, kỷ niệm về những lần đi giám sát dịch bệnh của người cán bộ y tế dự phòng, chúng tôi hiểu thêm rằng, nếu vấn đề bảo đảm an toàn sinh học ít được đề cập, quan tâm, thiếu điều kiện để thực hành thì nguy cơ lây nhiễm bệnh từ vùng dịch đối với nhân viên y tế càng cao.

Đặc thù công việc của người làm dự phòng cũng rất “lỉnh kỉnh”, nào là giám sát, tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình các loại dịch bệnh truyền nhiễm, làm công tác phòng dịch tại cộng đồng; khi có dịch thì trực tiếp triển khai các biện pháp chống dịch, khống chế nhanh nhất, giảm thiểu số người mắc nhất; rồi làm công tác truyeàn thoâng giaùo duïc söùc khoûe, tieâm chuûng…

Vừa phải trực tiếp đi lấy mẫu xét nghiệm từ vùng dịch, vừa âm thầm phân tích mẫu tại phòng xét nghiệm là công việc thầm lặng của nhân viên khoa Xét nghiệm. Cử nhân Ngô Thị Hồng, Phó khoa Xét nghiệm (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh) chia sẻ thêm: So với trước đây, công tác bảo đảm an toàn sinh học hiện nay đã tốt hơn rất nhiều, song vẫn chưa thực sự đầy đủ, do vậy rất khó để phòng tránh hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Vào đại dịch cúm năm 2009, cả khoa chúng tôi bị lây nhiễm. Với công việc là xét nghiệm theo tình huống nguy cơ, chúng tôi luôn ý thức được rằng nếu chậm trễ khiến cho việc chẩn đoán muộn có thể làm cho dịch lây lan rộng, sẽ rất khó kiểm soát. Nhưng đáng sợ nhất là hằng ngày tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm, ngoài việc nguy hiểm cho mình, nếu không cẩn thận, bác sỹ y tế dự phòng còn có thể mang mầm bệnh về nhà cho chính gia đình mình nữa.

Đáng ra, công tác dự phòng bệnh phải được đánh giá cao vì phòng bệnh vẫn quan trọng hơn chữa bệnh. Nếu công tác phòng bệnh tốt sẽ tránh được những diễn biến xấu về bệnh sau này, nguy hiểm hơn cả là mỗi khi có đại dịch thì công tác phòng bệnh, vệ sinh dịch tễ càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng không phải ai cũng thông cảm cho công việc khó khăn, vất vả đó. Chị Hồng kể: Khó khăn nhất của cán bộ y tế dự phòng là khi người dân không hợp tác. Nhiều trường hợp bệnh nhi mắc dịch, chúng tôi phải lấy mẫu máu để xét nghiệm nhưng phụ huynh nhất quyết không đồng ý vì xót con đau, có trường hợp lại phải thuyết phục rất nhiều lần và baèng moïi caùch beänh nhaân môùi ñoàng yù.

Ai cũng biết nghề y vất vả, song có lẽ chỉ những người trong nghề mới hiểu là cán bộ y tế dự phòng nguy hiểm đến nhường nào. Có giai đoạn bác sĩ dự phòng bị thiếu trầm trọng, và người ta nói vui với nhau rằng đó là “miếng xương chẳng ai muốn gặm” bởi nếu không đủ dũng cảm và niềm đam mê, họ không thể gắn bó lâu dài với nghề.

Trọng Tiến (st)
Source: BBN