- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Mới: Bộ Y tế quy định hàm lượng 21 vi chất dinh dưỡng phải có trong sữa tươi học đường
Ngày 5/12, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BYT quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.
Thông tư này quy định đối với yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường.
Thông tư nói rõ "Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 2/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư”.
Yêu cầu đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng được quy định cụ thể (như bảng dưới đây).
Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29-12-2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường, Thông tư yêu cầu sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ quy định chi tiêt thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12-11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14-4-2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 13-5-2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Logo cho sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường.
Thông tư cũng nói rõ, các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường mà các địa phương đã đấu thầu (tính từ thời điểm mở thầu) cung cấp cho các Trường mẫu giáo và Tiểu học trước ngày Thông tư có hiệu lực được sử dụng cho đến hết số lượng theo Hợp đồng đã và sẽ ký hết.
Nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường đã sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng nhãn cho đến hết hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa tươi có trách nhiệm kê khai số lượng nhãn và báo cáo Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) trước ngày Thông tư có hiệu lực.
Thông tư này chính thức có hiệu lực ngày 20/1/2020.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Bảo hiểm y tế không thanh toán vì... “thuốc kháng bệnh bạch hầu không được đấu thầu” (10/11/2019 10:22)
- Vận động chính sách đảm bảo phân bổ ngân sách địa phương cho hỗ trợ mua thẻ BHYT và đồng chi trả thuốc ARV (17/10/2019 15:40)
- Quy định mới về ký kết hợp đồng trong đấu thầu thuốc (04/10/2019 11:07)
- Những chính sách về y tế, sức khỏe có liệu lực từ 10/2019 (01/10/2019 11:03)
- Cần biết: Các điều kiện để trở thành bác sĩ gia đình (09/09/2019 15:01)