- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Tăng cường giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng
Từ đầu năm đến nay, Bắc Ninh đã ghi nhận 6/8 huyện, thành phố xuất hiện các ca mắc tay chân miệng. Dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây do tính chất lây truyền, kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên, việc giao lưu thể thao, du lịch,... gia tăng sau khi đã kiểm soát dịch COVID-19 và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tay chân miệng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh vừa có văn bản gửi các đơn vị trong và ngoài ngành về việc tăng cường giám sát, phòng chống bệnh tay chân miệng.
Theo đó, đề nghị Trung tâm y tế huyện, thành phố tích cực, chủ động giám sát, điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp mắc, nghi mắc bệnh tay chân miệng trong cộng đồng, bệnh viện, phòng khám tư… nhằm phát hiện sớm, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường công tác tuyên truyền về bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống cho cộng đồng và gia đình (chú trọng các đối tượng là các bà mẹ, người chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi). Tăng cường truyền thông thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Phát động chiến dịch truyền thông “ Rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh và hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ nhân dân”. Tuyên truyền các triệu chứng chính của bệnh tay chân miệng, các dấu hiệu chuyển bệnh nặng: sốt, loét miệng, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối đặc biệt kèm theo dấu hiệu thần kinh hoặc tim mạch như sốt cao, giật mình, lừ đừ, run chi, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, rung giật cơ, đi loạng choạng, da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh để người dân/người chăm sóc trẻ/cô giáo có thể tự phát hiện sớm bệnh nhân và đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
Các Trung tâm y tế huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại trường học, nhất là tại nhà trẻ, trường mầm non. Phối hợp tốt với các cơ sở điều trị trên địa bàn trong việc điều tra giám sát, tổ chức cách ly điều trị, hạn chế tối đa hiện tượng lây chéo trong bệnh viện. Rà soát, bổ sung đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, hoá chất chủ động phòng chống khi có dịch xảy ra.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cũng đề nghị bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện Sản Nhi, bệnh viện Quân y 110 tổ chức tốt việc phân luồng khám bệnh, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, bố trí khu điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác… Khi phát hiện trường hợp bệnh tay chân miệng cần điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện báo cáo trường hợp bệnh trên phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm trong vòng 24 giờ kể từ khi có chẩn đoán bệnh và các báo cáo khác quy định của Bộ Y tế.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Tăng cường công tác an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (24/05/2022 16:23)
- Tăng cường tiêm chủng các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (23/05/2022 09:59)
- Đăng kí đối tượng tiêm nhắc lại lần 2 (mũi 4) (23/05/2022 08:02)
- Tăng cường tiêm và làm sạch dữ liệu kí Hộ chiếu vắc xin phòng COVID-19 (21/05/2022 13:44)
- Tăng cường công tác giám sát, phòng chống dịch COVID-19 trong và sau SEA Games 31 (20/05/2022 09:53)