- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Tiêm vắc xin chủ động phòng bệnh ho gà
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trong khi năm 2021 toàn tỉnh chỉ ghi nhận 1 ca mắc ho gà, năm 2022 và 2023 không ghi nhận ca mắc nào, thì từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 26 ca mắc ho gà, tăng cao so với cùng kì nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, trong số các ca mắc có cả ca đã được tiêm vắc xin và ca chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, những ca bệnh đã được tiêm phòng có triệu chứng nhẹ hơn, thời gian khỏi bệnh cũng nhanh hơn rất nhiều.
Bệnh nhi Nguyễn Vân N. (xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình) mới 3 tháng tuổi nhưng đã có gần 1 tháng nằm viện điều trị ho gà. Bé mắc bệnh khi chưa đến tuổi tiêm chủng nên chưa có miễn dịch chủ động. Vì vậy tình trạng ho nặng hơn, kéo dài hơn. Mặc dù tình trạng đã ổn định, nhưng theo các bác sĩ, ca bệnh này có thể ho kéo dài đến 100 ngày nên gia đình cần theo dõi sát tình hình sức khỏe để phát hiện và kịp thời xử trí các diễn biến bất thường.
Chị Nguyễn Thị K.A mẹ bé N. cho biết, lúc ở nhà bé hơi sốt, ho nhiều, ho kéo dài, nhiều cơn ho sặc sụa đến tím tái mặt mày. Bé còn quá nhỏ nên gia đình rất lo lắng, đưa con đến viện luôn và được chẩn đoán con mắc ho gà. Bé bị bệnh lúc chưa được 2 tháng nên chưa kịp tiêm mũi vắc xin phòng bệnh ho gà nào. Đây cũng là nguyên nhân mà bác sĩ giải thích tình trạng và nguy cơ diễn biến nặng của bé. Nằm viện cũng đã có giai đoạn con phải thở máy, đến khi đỡ hơn không phải thở máy, bác sĩ vẫn yêu cầu gia đình phải theo dõi sát các cơn ho của con để phối hợp điều trị.
Trẻ sơ sinh chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà nên các triệu chứng nặng nề hơn, thời gian điều trị cũng kéo dài hơn, có thể lên đến 100 ngày
Còn bệnh nhi Chu Quế T. (4 tuổi, ở xã Tam Giang, huyện Yên Phong) cũng mắc ho gà, nhưng nhờ được tiêm đầy đủ 4 mũi vắc xin có thành phần ho gà nên khi mắc bệnh, tình trạng của bé nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bà Đinh Thị M. - bà nội cháu T. chia sẻ: “Chỉ lúc mới đầu cháu nó ho kích thích thì có bị nôn 1 vài lần. Gia đình đã đi mua thuốc cho cháu uống nhưng chỉ đỡ thôi chứ không khỏi. Cháu vẫn ăn ngủ bình thường, nhưng ho dai dẳng nên bố mẹ nó đưa đến viện khám để chữa dứt điểm. Không ngờ đến viện xét nghiệm thì kết luận cháu bị ho gà. Bản thân thời của tôi ho gà vẫn có người bị, nhưng đến thời các con, các cháu thì gần như không thấy ai bị nữa. Biểu hiện của cháu T. cũng chỉ giống như ho bình thường nên không ai nghĩ đến cháu bị ho gà. Bác sĩ có giải thích cháu nhẹ như vậy là nhờ đã tiêm đủ các mũi vắc xin phòng bệnh nên gia đình cũng yên tâm hơn”.
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn ho gà gây nên. Bệnh lây lan mạnh qua đường hô hấp và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Khởi phát bệnh, trẻ có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho ngày càng nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1 – 2 tuần, kéo dài 1 – 2 tháng hoặc lâu hơn. Ho gà có diễn biến nhanh và những biến chứng nặng như suy hô hấp, suy tim, xơ phổi... Đặc biệt, các cơn ho gà có thể dẫn tới ngừng thở, thậm chí là tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Trẻ được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin có thành phần ho gà nên bị bệnh sẽ có triệu chứng nhẹ hơn, khả năng hồi phục nhanh hơn
Bác sĩ Lê Thị Hoa - Khoa Bệnh nhiệt đới – Tiêu hóa, Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh cho biết, nhiều năm trở lại đây, ho gà gần như không xuất hiện, nếu có chỉ có 1 vài ca rất hạn chế. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, riêng Bệnh viện Sản Nhi đã tiếp nhận điều trị 19 cháu bị ho gà, gần như tháng nào cũng có khoảng 2 trẻ mắc. Thực tế điều trị trên các bệnh nhi, những trẻ chưa được tiêm phòng thì hầu hết miễn dịch của các đối tượng này đều rất kém, lại là trẻ sơ sinh non yếu nên triệu chứng ho lại càng có nguy cơ nặng nề hơn. Ho gà thường sẽ ho theo cơn, mỗi cơn ho có thể kéo dài từ 15 – 20 phút, có thể có tím tái và gây suy hô hấp. Còn những trẻ đã tiêm phòng đầy đủ hoặc đã được tiêm phòng thì miễn dịch là miễn dịch chủ động, nhờ đó triệu chứng thường chỉ xuất hiện các cơn ho kéo dài trong nhiều ngày. So với các bệnh nhi đã được tiêm thường chỉ nằm viện khoảng 1 tuần là được ra viện, thì những trẻ chưa có miễn dịch, triệu chứng ho có thể lên đến đến 100 ngày, cơn ho tái đi tái lại nhiều lần khiến trẻ mệt mỏi, ăn uống kém, suy dinh dưỡng, nằm viện dài ngày và điều trị cũng vất vả hơn rất nhiều.
Ho gà là 1 trong 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu đối với trẻ nhỏ bởi bệnh không chỉ dễ lây nhiễm, nhất là trong những tháng đầu đời của trẻ; mà còn rất dễ gây biến chứng, để lại hậu quả vô cùng nặng nề, thậm chí là tử vong cho người bệnh. Vì vậy, vắc xin có chứa thành phần ho gà đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ nhiều năm nay giúp phòng chống hiệu quả bệnh dịch ho gà.
Làm rõ hơn về vấn đề tiêm vắc xin ho gà, ông Nguyễn Văn Chiêu – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Kí sinh trùng – Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết, trước đây khi chưa có tiêm chủng mở rộng, mỗi năm Bắc Ninh ghi nhận hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ca mắc, trong đó có tử vong. Từ khi có vắc xin phòng, số mắc giảm đi rất nhiều lần, thậm chí là không ghi nhận ca mắc nào. Tuy nhiên, số ca mắc ho gà năm 2024 tăng có thể lí giải do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tình trạng gián đoạn vắc xin; đồng thời điều kiện môi trường, thời tiết biến đổi khiến vi khuẩn, virus phát triển mạnh và sức đề kháng của con người giảm, từ đó mầm bệnh dễ dàng xâm nhập và lây lan hơn. Vì vậy, có thể khẳng định tiêm vắc xin là một trong những biện pháp tốt nhất để phòng chống ho gà. Các gia đình cần đặc biệt chú trọng cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin có thành phần ho gà (mũi 5 trong 1 tại trạm y tế hoặc mũi 6 trong 1 dịch vụ) từ 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng tuổi và sau đó nhắc lại khi trẻ được 18 tháng. Nếu có bị nhỡ mũi, cần lưu ý và cho trẻ đi tiêm nhắc lại đầy đủ, đúng lịch.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, từ đầu năm đến nay ghi nhận 26 trường hợp mắc ho gà ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Có đến 96% số ca mắc là trẻ dưới 5 tuổi; trong đó 10 ca chưa đến tuổi tiêm, 10 ca tiêm chưa đủ mũi theo độ tuổi và 6 ca đã tiêm đủ mũi. Trước thực tế số gia tăng ca mắc ho gà không chỉ tại Bắc Ninh mà trên địa bàn cả nước, người dân cần có các biện pháp chủ động phòng tránh và bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc ho gà. Bên cạnh biện pháp phòng bệnh đặc hiệu là tiêm vắc xin có thành phần ho gà đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các gia đình cần thực hiện giữ nơi ở, lớp học thông thoáng, đủ ánh sáng; thực hiện vệ sinh thân thể, mũi họng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che mũi, miệng khi hắt hơi không chỉ đối với trẻ mà còn cả với người lớn nhằm hạn chế tối đa việc lây nhiễm mầm bệnh từ người lớn sang trẻ nhỏ.
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Cấu hình đảm bảo an toàn thông tin mạng (02/11/2024 10:53)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu: Mua bổ sung thuốc insulin và methadon tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc lần 2 (02/11/2024 16:09)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- TP Bắc Ninh triển khai tẩy giun cho phụ nữ độ tuổi sinh sản (24/09/2024 09:49)
- Nâng cao chất lượng hoạt động công tác y tế dự phòng, y tế cơ sở trong việc giám sát, chẩn đoán dịch bệnh (16/09/2024 10:17)
- Xuất hiện các ca mắc bệnh ho gà (14/09/2024 09:45)
- Giám sát, hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch mùa bão lũ (12/09/2024 16:39)
- Điều tra, giám sát véc tơ để chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết (06/09/2024 14:56)