- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu
Bộ Y tế cho hay, hiện mỗi bệnh viện áp dụng mức giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu rất khác nhau, từ vài trăm đến hàng triệu đồng...
Liên quan đến vấn đề giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế, trả lời báo chí, ông Nguyễn Tường Sơn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính cho biết, hoạt động khám, chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế là hoạt động đã diễn ra từ lâu. Đây cũng là chủ trương đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa tại các cơ sở y tế nói chung và đã được xác định trong các văn bản của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Gần đây nhất, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 1/1/2024 cũng xác định, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa tại các cơ sở y tế và giao Bộ Y tế xây dựng phương pháp định giá, từ đó các cơ sở y tế tự quyết định về giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở mình.
Vụ trưởng Nguyễn Tường Sơn cũng cho hay, hiện nay, mỗi bệnh viện áp dụng mức giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu rất khác nhau, từ vài trăm đến hàng triệu đồng.
Để có giải pháp căn cơ giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã có chỉ đạo và xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp.
Năm 2019, Bộ Y tế cũng đã ban hành thông tư về giá dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng triển khai thông tư để tránh tác động đến khả năng chi trả của người dân và chỉ số giá tiêu dùng.
Hiện nay, Bộ Y tế triển khai xây dựng lại dự thảo thông tư về giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở y tế. Đến nay, dự thảo đã cơ bản hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ, ngành và chuẩn bị báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước khi ban hành.
"Tuy thẩm quyền ban hành thông tư thuộc Bộ Y tế, nhưng theo chỉ đạo của Chính phủ, đây là Thông tư rất quan trọng do đó trước khi ban hành, Bộ Y tế cần báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chúng tôi kỳ vọng trong tháng 4 này có thể ban hành thông tư"- ông Nguyễn Tường Sơn thông tin thêm.
Trong dự thảo thông tư tiếp tục khẳng định, việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập vẫn phải đảm bảo quy định theo định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành đối với tất cả các đối tượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh BHYT, hoặc không có BHYT, hoặc khám chữa bệnh theo yêu cầu. Chỉ xây dựng các dịch vụ phát sinh, ngoài định mức kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu của người bệnh, hoặc những dịch vụ do các hoạt động xã hội hóa, liên doanh liên kết, hoặc do các cơ sở y tế tự đầu tư riêng biệt.
Về vấn đề này, ông Hà Anh Đức, Chánh văn phòng Bộ Y tế cho biết thêm: khi tham gia các cuộc họp liên quan xây dựng Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), có ý kiến cho rằng giá khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu không cần khống chế trần, vì phụ thuộc thị trường, ai có nhiều tiền thì trả tiền.
Tuy nhiên, theo ông Đức: Cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra, căn cứ vào đâu lại có giá 5-10 triệu đồng một phòng, không phải bệnh nhân có tiền là trả nhiều tiền mà phải quản lý, kiểm tra xem chất lượng dịch vụ có tương xứng với số tiền người bệnh chi trả không.
"Thông tư này khi ban hành hy vọng sẽ thoả đáng được các nhu cầu của những bệnh nhân có khả năng chi trả"- ông Đức bày tỏ.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Nghị quyết 30/NQ-CP mới ban hành tháo gỡ khó khăn về thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế (06/03/2023 09:15)
- Triển khai thực hiện Thông tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế (ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT) (31/01/2023 14:24)
- Đề xuất kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề đối với bác sĩ từ 1/1/2027 (28/12/2022 13:56)
- Chính sách tháo gỡ khó khăn cho người lao động ngành y tế sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (02/12/2022 16:08)
- Đề xuất giá khám tối đa với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 là 300.000 đồng/lần (21/11/2022 07:59)