- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Xử phạt đến 70 triệu đồng hành vi vi phạm hành chính về BHYT
Tại Nghị định số: 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP, mức xử phạt tối đa cho các vi phạm hành chính lĩnh vực BHYT được điều chỉnh lên tới 70 triệu đồng, cao hơn mức tối đa 50 triệu đồng đang được áp dụng hiện nay.
Nghị định 117/2020/NĐ-CP gồm 4 chương và 117 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Vi phạm về BHYT có thể bị xử phạt đến 70 triệu đồng.
Các hành vi vi phạm hành chính về BHYT này được quy định tại Mục 5 (từ điều 80 đến điều 95), có 15 hành vi vi phạm cụ thể phải bị xử phạt vi phạm hành chính gồm: Vi phạm quy định về đóng BHYT; Vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý của tổ chức vào danh sách tham gia BHYT; Vi phạm quy định về xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia BHYT; Vi phạm quy định về lập, chuyển danh sách cấp thẻ BHYT; Vi phạm quy định về sử dụng thẻ BHYT trong KCB; Vi phạm quy định về lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc BHYT; Vi phạm quy định về quản lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác trong KCB BHYT; Vi phạm quy định về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia BHYT; Vi phạm quy định về thanh toán chi phí KCB BHYT; Vi phạm quy định về hợp đồng KCB BHYT; Vi phạm quy định về xác định quyền lợi trong KCB BHYT không đúng với thông tin trên thẻ BHYT; Vi phạm quy định về báo cáo thực hiện BHYT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Vi phạm quy định về cung cấp thông tin về đối tượng tham gia BHYT; Vi phạm quy định về cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp sai lệch thông tin trong giải quyết quyền lợi của người bệnh tại cơ sở KCB hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia BHYT; Vi phạm quy định về gửi báo cáo quyết toán chi phí KCB BHYT chậm hơn thời gian quy định.
Theo Nghị định này, tất cả các hành vi vi phạm lĩnh vực BHYT được quy định trong Nghị định có thể bị phạt tiền vi phạm hành chính từ 200.000 đồng tới 70 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm, mức độ gây thiệt hại. Mức phạt tối đa này đã được điều chỉnh tăng lên so với mức phạt tối đa 50 triệu đồng được quy định tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP đang áp dụng hiện nay...
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định xử phạt một số vi phạm quy định khác về BHYT như sau: gây khó khăn, cản trở đến việc KCB BHYT nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở KCB BHYT; Không đăng ký với cơ quan BHXH mẫu dấu, mẫu chữ ký của người hành nghề được phép ký giấy chứng nhận không đủ sức khỏe, người được ủy quyền ký và đóng dấu của cơ sở KCB trên giấy chứng nhận.
Bên cạnh các mức phạt tiền vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả cho tất cả các vi phạm lĩnh vực BHYT được quy định trong Nghị định này là: Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của Quỹ BHYT (nếu có) đối với hành vi gây thiệt hại cho Quỹ BHYT; Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở KCB và đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có), trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật...
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Bị phạt tiền 5 triệu theo Nghị định 117/NĐ-CP khi sử dụng thẻ BHYT của người khác (06/10/2020 14:46)
- BHYT học sinh, sinh viên: Góp phần phát triển một nền giáo dục toàn diện (01/10/2020 10:30)
- Dồn lực thực hiện các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện (17/09/2020 14:30)
- Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế (24/08/2020 07:39)
- Nhiều chính sách về bảo hiểm y tế có hiệu lực trong tháng 8/2020 (04/08/2020 09:07)