- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
“Cái ôm đầu tiên” – việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn
Trước đây, rất nhiều người nghĩ rằng, ngay sau khi chào đời, trẻ sơ sinh cần được đưa đi vệ sinh sạch sẽ, cân đo và kiểm tra các chỉ số sức khỏe. Tuy vậy hiện nay, khoa học đã chứng minh những giây phút đầu đời của trẻ, việc quan trọng và cần thiết nhất là ở bên mẹ, da tiếp da, chậm kẹp dây rốn và bú mẹ ngay sau sinh. Đây còn được gọi là “cái ôm đầu tiên”!
Có mặt tại bệnh viện Sản nhi, chứng kiến những tiếng kêu rên vì cơn đau đẻ mới thấy thấm thía cái gọi là nỗi đau đớn nhất trong muôn vàn nỗi đau. Có những sản phụ chia sẻ, cảm giác đó khó có thể nói lên thành lời và là nỗi ám ảnh lớn đối với người mới sinh con lần đầu; thậm chí còn ví đau đẻ giống như bị gãy 20 cái xương cùng lúc. Tuy nhiên, sinh được con khỏe mạnh, được nghe thấy tiếng con khóc và đặc biệt là được ôm ngay đứa con bé bỏng vào lòng – đó là cảm giác hạnh phúc vỡ òa nhất không gì có thể sánh bằng!
Trẻ được da tiếp da với mẹ ngay sau khi sinh tại phòng đẻ, việc kiểm tra các chỉ số, tiêm phòng cho bé và hậu sản cho mẹ cũng được thực hiện ngay khi mẹ và bé hưởng “cái ôm đầu tiên”
Chị Nguyễn Thanh Thùy – phường Thị Cầu, TP Bắc Ninh sinh bé thứ 2 tại bệnh viện sản nhi chia sẻ: “Lần sinh này khác trước rất nhiều, vì lần trước gần như sinh xong mẹ chỉ kịp nhìn con 1 cái và con được đưa đi ngay. Nhưng lần này, ngay khi bé vừa ra đời, chị không chỉ nhìn mà còn được ôm bé vào lòng, được nắm đôi bàn tay nhỏ xíu, được vuốt ve và âu yếm con, truyền hơi ấm từ cơ thể mình sang cơ thể con… Nói chung cảm thấy hạnh phúc lắm! Bé được nằm ngay trên ngực mẹ nên cũng được bác sĩ hướng dẫn và giúp đỡ cho bú mẹ ngay lúc đó, vì thế mà các cơn đau sau khi sinh của mình cũng giảm đi rất nhiều. Lần trước khi con bị mang đi, một mình nằm chịu đựng các cơn đau trong khi bác sĩ khâu ở bên dưới và làm nốt các thủ thuật, cảm giác cũng thật khủng khiếp! Nhưng lần này nhờ được ôm bé trong lòng, được cho bé bú ngay nên gần như mình quên hết cảm giác đau sau khi sinh”.
Khoa học đã chứng minh, khoảng thời gian trẻ ở trong bụng mẹ đã quen với hơi ấm, với giọng nói của mẹ. Vì vậy, những giây phút đầu tiên sau khi chào đời, bé cần được gần mẹ ngay, cụ thể là da tiếp da với mẹ, được hưởng “cái ôm đầu tiên” từ mẹ. Bé sơ sinh được đặt nằm úp, tay chân mở để gia tăng diện tích tiếp xúc với da mẹ.
Thạc sĩ, bác sĩ Hán Thị Thanh Tâm – Phó khoa Sản 2, Bệnh viện sản nhi Bắc Ninh cho biết, da kề da hay còn được gọi là skin to skin, giúp gắn kết tinh thần, tình cảm mẹ con rất lớn. Em bé khi còn ở trong bụng mẹ, lúc nào cũng nghe thấy tim mẹ đập, vì vậy khi ra ngoài môi trường, bé được đặt nằm sát phần ngực mẹ để bé vẫn nghe được tim mẹ, nghe giọng nói thân thuộc của mẹ, và như thế bản thân bé sẽ cảm thấy an tâm hơn, ngoan hơn và bắt được vú mẹ để thực hiện cữ bú đầu đời dễ dàng hơn. Việc đang ở trong môi trường bụng mẹ là môi trường nước ối, ấm áp, vừa vặn, so với việc ra ngoài môi trường không khí khác hoàn toàn về cả nhiệt độ, cả không gian…không khỏi khiến bé bị bất ngờ, khiến bé có phản xạ khóc vì sợ. Việc đưa bé da kề da với mẹ, tìm về những thứ thân thuộc sẽ phần nào trấn an tinh thần cho bé, giúp bé đỡ hoảng loạn và dần thích nghi hơn với môi trường bên ngoài. Bé ngay sau khi ra khỏi bụng mẹ, sẽ được lau qua bằng khăn sạch và đặt úp ngay lên phần ngực mẹ khi chưa mặc quần áo gì cả, da tiếp da tối đa diện tích cơ thể với da mẹ, hơi ấm từ ngực mẹ sẽ truyền sang bé, kích thích mạnh mẽ các phản xạ sinh tồn của bé, trong đó phản xạ tìm vú mẹ và mút vú được phát huy tối đa, bé bú được sớm cũng giúp lượng đường huyết và thân nhiệt của bé được ổn định.
Việc chậm kẹp dây rốn chỉ 2-3 phút giúp bé được hưởng những lợi ích vô cùng to lớn
Trước đây, hầu hết trẻ sinh ra đều được tách mẹ và thực hiện lau rửa vệ sinh, cân đo, kiểm tra các chỉ số. Cùng với đó, dây rốn nối với nhau thai – nguồn cung cấp dinh dưỡng nuôi trẻ trong suốt thai kì cũng được cắt ngay sau sinh. Tuy nhiên, điều đó có thể khiến trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt. Hiện nay, việc kẹp và cắt dây rốn chậm chỉ 3 phút, cụ thể là đợi đến khi dây nhau ngừng đập mới thực hiện kẹp cắt dây rốn, giúp trẻ sơ sinh tiếp tục được cung cấp đến 30% lượng máu trong cơ thể trẻ, giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ ngay cả khi mẹ có tiền sử mắc bệnh thiếu máu. Khi trẻ sơ sinh có thêm lưu lượng máu vào cơ thể thì hiển nhiên bé sẽ nhận được nhiều các dưỡng chất trong máu đem lại gồm các tế bào gốc và chất sắt, giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt chất khoáng trong cơ thể. Việc chậm kẹp dây rốn còn có khả năng giúp trẻ có cân nặng lớn hơn, thậm chí giảm nguy cơ xuất huyết não thất ở trẻ cũng như nguy cơ nhiễm khuẩn máu sau đó…
Theo các bác sĩ, trẻ khi sinh ra sẽ được da tiếp da với mẹ tại phòng sinh khoảng 30 phút hoặc hơn, sau khi về phòng các mẹ sẽ tiếp tục được khuyến khích da kề da với bé bất cứ khi nào có thể. Trong thời gian 30 phút này, y bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra các chỉ số, tiêm phòng cho bé, khâu tầng sinh môn và hậu sản với mẹ. Đồng thời, cũng chính trong khoảng thời gian này, bé sẽ được sự hỗ trợ từ phía cán bộ y tế trong cữ bú mẹ đầu đời. Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sức khỏe và hệ miễn dịch của trẻ sau này, trẻ tránh được việc phải tráng ruột bằng sữa công thức, được hưởng sữa non cung cấp hàng nghìn kháng thể từ mẹ.
Bác sĩ Tâm cho biết thêm, nhiều gia đình thấy trẻ mới sinh hay khóc, cứ nghĩ trẻ khóc là do đói nên liên tục pha sữa hoặc pha thật nhiều để bé ăn, nhưng chính điều này lại là một sai lầm lớn. Trẻ khóc vì thay đổi môi trường, vì tiếng ồn, vì không gian lạ, vì nóng hoặc lạnh…chứ không phải khóc vì đói. Một điều ít ai biết là dạ dày của trẻ khi mới sinh ra không to hơn một hạt đậu, nó chưa giãn nở tốt và chỉ chứa được 5-10ml sữa/lần. Số sữa này tương đương đúng bằng lượng sữa non ít ỏi nhưng quý giá mới tiết ra của mẹ. Nhiều bà mẹ thấy trẻ bú mút nhiều nhưng không thấy tiết sữa (như phản xạ tiết sữa già về sau này) nên lầm tưởng mình chưa có sữa, và vì thế, vô hình chung đã đẩy trẻ vào cảnh tráng ruột và ăn sữa công thức những ngày đầu sau sinh.
Sữa non còn được ví như vàng lỏng bởi trong đó chứa rất nhiều kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật tốt nhất khi ra ngoài môi trường. Sữa non giúp phát triển niêm mạc ruột, giàu đạm, giàu kháng thể và rất dễ hấp thu đối với trẻ sơ sinh. Không chỉ vậy, ngay sau sinh trẻ được bú mẹ còn giúp kích thích cơ thể mẹ sản sinh ra hoocmon oxytocin giúp tạo sữa nhanh…
Trung bình mỗi tháng bệnh viện Sản nhi thực hiện khoảng 600 ca đẻ thường và phẫu thuật mổ lấy thai. Điều đó đồng nghĩa với gần 600 em bé sinh ra được hưởng những giây phút quý giá đầu đời ý nghĩa bên mẹ, được hưởng “cái ôm đầu tiên” ngay khi vừa lọt lòng. Phương pháp này không chỉ giúp gắn kết tình cảm mẹ con, trẻ an tâm, bớt quấy khóc mà còn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp trẻ có những hành trang vững chắc nhất ngay đầu đời.
- Sẵn sàng cho Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới sinh non năm 2024 (17/11/2024) (14/11/2024 07:55)
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- BVĐK tỉnh Bắc Ninh tri ân các đối tượng chính sách nhân ngày 27/7 (25/07/2017 07:57)
- Bước phát triển mới ở trung tâm kiểm nghiệm (20/07/2017 16:06)
- BVĐK Tiên Du: Phát huy hiệu quả quản lí ngoại trú các bệnh không lây nhiễm (17/07/2017 13:56)
- Trung tâm ung bướu Bắc Ninh – Vệ tinh vững chắc của Bệnh viện K trung ương (17/05/2017 10:44)
- Phẫu thuật thành công ca gãy xương đùi phức tạp tại BVĐK huyện Yên Phong (24/04/2017 13:54)