- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Sốt xuất huyết vẫn là mối đe dọa toàn cầu đối với sức khoẻ cộng đồng. Bộ Y tế đang đề xuất đưa tiêm vaccine phòng sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng.
Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời với các tuýp khác nhau
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 9/2024, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 12 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc giảm 15,5%, số ca tử vong giảm 14 trường hợp.
Việt Nam lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue, nhưng tuýp virus lưu hành chủ yếu là DENV-1, DENV-2. Trong năm 2023, tuýp DENV-2 chiếm 88%; năm 2024 tuýp DENV-2 chiếm khoảng 70%.
Tuýp DENV-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch cũng như là nguyên nhân lớn dẫn đến các ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.
Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời với các tuýp virus khác nhau, thậm chí lần mắc thứ 2 có nguy cơ nặng hơn lần đầu.
Cũng liên quan đến dịch sốt xuất huyết, Tổ chức Y tế thế giới vừa khởi động Kế hoạch chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó chiến lược toàn cầu (SPRP) để giải quyết bệnh sốt xuất huyết và các loại arbovirus khác do muỗi Aedes truyền. Bằng cách thúc đẩy phản ứng phối hợp toàn cầu, Kế hoạch nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong do sốt xuất huyết và các bệnh do arbovirus khác do muỗi Aedes truyền như Zika và Chikungunya…
Kế hoạch nêu rõ các hành động ưu tiên để kiểm soát sự lây truyền và đưa ra các khuyến nghị cho các quốc gia bị ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm giám sát dịch bệnh, hoạt động xét nghiệm, kiểm soát véc tơ, gắn kết cộng đồng, quản lý lâm sàng, nghiên cứu và phát triển, thông qua cách tiếp cận toàn xã hội và khu vực.
Theo ước tính, có khoảng 4 tỷ người có nguy cơ nhiễm arbovirus trên toàn thế giới và con số này ước tính sẽ tăng lên 5 tỷ vào năm 2050. Các trường hợp mắc sốt xuất huyết đã tăng vọt trên tất cả sáu khu vực của WHO và số ca mắc đã tăng gấp đôi mỗi năm kể từ năm 2021. Tính đến cuối tháng 8/2024, với hơn 12,3 triệu ca - gần gấp đôi so với 6,5 triệu ca được báo cáo trong cả năm 2023.
Sốt xuất huyết lưu hành ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ và cũng đáng lo ngại ở Châu Phi...
Vaccine phòng chống sốt xuất huyết - một vũ khí mới trong phòng chống bệnh này?
Tại Việt Nam, vaccine phòng, chống sốt xuất huyết đã được nghiên cứu và phát triển để giúp ngăn ngừa bệnh này.
Hiện tại, đã có vaccine Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh mục vaccine được cấp phép lưu hành theo Quyết định 308/QĐ-QLD ngày 14/5/2024 của Cục Quản lý Dược, đang được tiêm dịch vụ tại Việt Nam.
Một số nghiên cứu vaccine trong nước và quốc tế cũng đang tiếp tục được phát triển và thử nghiệm để cung cấp thêm sự lựa chọn phòng, chống bệnh cho người dân.
Vaccine phòng chống sốt xuất huyết - một vũ khí mới trong công tác phòng chống sốt xuất huyết nhằm làm giảm số mắc và hạn chế các trường hợp bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong do sốt xuất huyết, góp phần đạt được mục tiêu chung là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Theo Cục Y tế dự phòng, việc đưa vaccine phòng, chống sốt xuất huyết vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng cần được thực hiện theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm đó là bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm có vaccine vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng nhà nước bảo đảm tiêm miễn phí cho người dân.
Cùng đó, để đưa vào tiêm chủng mở rộng cần có các đánh giá gánh nặng bệnh tật, tính an toàn, hiệu quả miễn dịch đồng thời xem xét tính chấp nhận của cộng đồng và đánh giá hiệu quả kinh tế vaccine phòng, chống sốt xuất huyết.
Hiện nay Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá nghiên cứu các yếu tố trên sau đó sẽ trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vào tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.
Tại một hội thảo về vấn đề này, PGS.TS.BSCKII Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM nhấn mạnh: Trước đây, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam thường xảy ra vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Nhưng gần đây, tháng nào các cơ sở y tế cũng ghi nhận các ca bệnh, bao gồm cả các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.
Hơn nữa, nếu trước đây các ổ dịch thường tập trung tại khu vực miền Trung và Nam thì nay, sốt xuất huyết đã dần được ghi nhận ở miền Bắc. Thực trạng này cho thấy cần phải gia tăng nguồn lực và bổ sung biện pháp dự phòng sốt xuất huyết chủ động như tiêm chủng khi có vaccine.
Cùng với tay chân miệng, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm lưu hành tại nước ta với có số trường hợp mắc cao được. Do đó, để công tác phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả, triệt để, lâu dài, cần thiết phải lồng ghép, phối hợp triển khai đồng bộ với các giải pháp phòng, chống dịch truyền thông như giám sát dịch, phòng chống véc tơ chủ động (diệt muỗi, diệt lăng quăng), xử lý ổ dịch sớm và triệt để, truyền thông phòng chống dịch….
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- Sự nguy hiểm của rác thải y tế và các biện pháp xử lý (11/11/2024 07:50)
- Trên 80% người cao tuổi được khám sức khỏe định kì (08/11/2024 08:02)
- Kiểm tra ngoại kiểm, giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt (07/11/2024 07:48)
- Triển khai tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng (25/10/2024 09:28)
- Giám sát công tác y tế trường học (24/10/2024 14:13)
- Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh Dại (18/10/2024 08:39)