- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Đưa vắc xin bại liệt tiêm IPV vào sử dụng miễn phí bên cạnh vắc xin đường uống
Trong năm 2018, Việt Nam sẽ triển khai vắc xin bại liệt tiêm trong chương trình TCMR. Như vậy, cùng với tiếp tục cho trẻ 2,3,4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 týp), từ tháng 8/2018 trẻ sẽ được tiêm 01 mũi vắc xin IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên.
Ngày 16/4, GS.TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, tuy nước ta đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và duy trì được thành quả này hơn 17 năm qua nhưng bệnh bại liệt vẫn chưa được thanh toán trên quy mô toàn cầu.
Hiện vi rút bại liệt hoang dại vẫn còn lưu hành ở một số nước (Afghanistan, Pakistan,…). Thực hiện chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch “Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020”, bao gồm triển khai vắc xin bại liệt uống 2 týp (bOPV) và vắc xin bại liệt tiêm (IPV) trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Bên cạnh đó, thực hiện kế hoạch triển khai vắc xin bại liệt uống bOPV (gồm vi rút tuýp 1 và tuýp 3), Việt Nam đã dừng sử dụng vắc xin bại liệt uống 3 týp trên toàn quốc và chuyển đổi sử dụng vắc xin bại liệt uống bOPV từ tháng 6 năm 2016 cho trẻ em dưới một tuổi vào lúc 2,3,4 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên, đạt 95% trên quy mô toàn quốc.
Các chuyên gia thông tin về kế hoạch triển khai vắc xin mới trong TCMR năm 2018.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các quốc gia đang sử dụng vắc xin bại liệt uống bOPV thì cần sử dụng thêm 01 liều vắc xin bại liệt tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi trong lịch tiêm chủng thường xuyên. Vắc xin bại liệt tiêm là vắc xin bất hoạt, chứa các tuýp virut bại liệt đã chết, được sử dụng dưới dạng vắc xin tiêm.
Tiêm 01 mũi vắc xin IPV có chứa cả 3 tuýp kháng nguyên bại liệt tuýp 1, 2 và 3 giúp tăng cường miễn dịch đối với týp 1 và týp 3 đồng thời gây miễn dịch phòng bệnh đối với týp 2 cho trẻ sử dụng 3 liều bOPV.
Vắc xin IPV sử dụng trong chương trình TCMR là vắc xin của hãng Sanofi, Pháp sản xuất, vắc xin đã được cấp phép đăng ký lưu hành tại Việt Nam. Vắc xin do tổ chức Liên minh toàn cầu vắc xin và tiêm chủng (GAVI) hỗ trợ và được cung ứng bởi quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF).
Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Ảnh minh họa.
GAVI đã có thông báo về kế hoạch cung ứng vắc xin IPV cho Việt Nam trong năm 2018: Đợt 1: đã nhận hơn 835.000 liều vào tháng 3/2018. Đợt 2: 1.075.000 liều sẽ cung ứng vào tháng 8/2018.
IPV sẽ được triển khai trên quy mô nhỏ tại 4 tỉnh từ tháng 6/2018 gồm Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Gia Lai, Vĩnh Long. Sau đó sẽ được triển khai mở rộng.
Để tiếp tục duy trì thành quả thanh toán bại liệt đạt được, thực hiện khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với tiếp tục cho trẻ 2,3,4 tháng tuổi uống 3 liều vắc xin bại liệt bOPV (vắc xin bại liệt 2 týp), từ tháng 8/2018 trẻ sẽ được tiêm 01 mũi vắc xin IPV lúc 5 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên.
Nhờ triển khai uống vắc xin phòng bệnh bại liệt và nhiều năm duy trì tỷ lệ uống vắc xin ở mức cao trên 90%, bệnh bại liệt đã dần được khống chế, ca bệnh cuối cùng được ghi nhận tại Việt Nam năm 1997. Việt Nam đã chính thức công bố Thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và từ đó đến nay vẫn đang duy trì được thành quả này.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- Khởi động Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018-2020 (17/04/2018 08:05)
- Phải nghiêm trị hành vi sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng giả liên quan đến sức khỏe con người (17/04/2018 08:01)
- Vắc xin ComBE Five sẽ được tiêm miễn phí cho trẻ thay thế Quinvaxem từ tháng 6/2018 (17/04/2018 07:52)
- Bộ Y tế xử phạt 310 triệu đồng 4 công ty dược vi phạm chất lượng thuốc (15/04/2018 07:49)
- Bộ Y tế đề xuất chỉ bán rượu, bia vào 3 khung giờ nhất định (15/04/2018 07:47)