bn-current-user-online-portlet

Online : 3386
Total visited : 150806300

20 NĂM CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

02/03/2017 14:51 View Count: 111

Ngành Dân số – KHHGĐ tỉnh Bắc Ninh được thành lập sau khi tái lập tỉnh, đến nay đã được 20 năm. Nhìn lại 20 năm một chặng đường liên tục kiên trì, bền bỉ, phấn đấu xây dựng và trưởng thành, công tác DS-KHHGĐ của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đã góp phần không nhỏ vào thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Đi lên từ điểm xuất phát thấp, là ngành của tỉnh mới được thành lập, trải qua nhiều lần thay đổi bộ máy tổ chức, tuy nhiên với tầm nhìn chiến lược, vì mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian qua công tác Dân số - KHHGĐ của tỉnh luôn được cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Nhờ đó đã triển khai và thực hiện nghiêm túc các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của trung ương đến tận cơ sở. Một số văn bản được thể chế hóa theo tình hình cụ thể của tỉnh, một số văn bản, nghị quyết được xây dựng các chương trình hành động ở tất cả các cấp. Hàng năm có kiểm điểm, đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được để tiếp tục chỉ đạo cho những năm sau.

Sau 20 năm nỗ lực không ngừng, nhận thức của nhân dân trong tỉnh về quy mô gia đình ít con đã có bước chuyển biến rõ rệt, tự nguyện thực hiện quy mô gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con, tiếp tục mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. Năm 1997,  Dân số trung bình 932.7424 người, số con trung bình của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,38 con, đến năm 2015 còn 2,26; tỷ suất sinh thô giảm từ 18,9%o năm 1997 xuống còn 15,59%o vào năm 2016; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 1997 là 1,47% đến năm 2016 giảm xuống 1,13%. Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 100% kế hoạch hàng năm; Tỷ số giới tính khi sinh từng bước được khống chế và giảm mạnh, năm 2009 là 129 bé trai/100 bé gái đến năm 2016 giảm xuống còn 117,6 bé trai /100 bé gái. Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, tuổi thọ bình quân của người dân ngày càng tăng thông qua việc triển khai thực hiện các đề án nâng cao chất lượng giống nòi….

Tuy nhiên, Bắc Ninh cũng đang đứng trước những thách thức lớn: Kết quả giảm sinh chưa bền vững, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có giảm nhưng còn ở mức cao, năm 2016 là 14,3%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn  1,13%, mặc dù vậy chưa đạt chỉ tiêu chiến lược (chỉ tiêu chiến lược là 1,1%); tỷ suất sinh vẫn còn cao so với các tỉnh vùng đồng bằng Sông hồng; tỷ lệ trẻ được sàng lọc sơ sinh dưới 20%; tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại có chiều hướng giảm dần…

Để bảo đảm sự thành công một cách bền vững của chính sách DS-KHHGĐ, trong giai đoạn tới. Dựa trên Kết luận 119 - KL/TW của Ban Bí thư TW ngày 04/01/2016 về việc tiếp tục thực hiên Nghị quyết số 47 – NQ/TW. Cần triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung chủ yếu vào một số giải pháp sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự phối hợp của Mặt trận tổ quốc; các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong công tác Dân số.

2. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng Dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tăng cường bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giảm tỷ lệ bệnh tật, giảm tử vong, tăng tuổi thọ và số năm trung bình sống khỏe mạnh; thực hiện tốt các chương trình, biện pháp để nâng cao tầm vóc, thể lực người Việt Nam.

3. Tận dụng giai đoạn cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước, thích ứng với thời kỳ già hóa dân số thông qua việc phát huy vài trò và năng cường chăm sóc người cao tuổi; đồng thời can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh từng bước tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức tự nhiên.

4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động về dân số và phát triển theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng Dân số và phát triển, phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc điểm văn hóa địa phương. Tăng cường giáo dục kiến thức và kỹ năng sống cho thanh niên, vị thành niên về chăm sóc SKSS/SIKTD, hôn nhân và gia đình bằng nhiều hình thức phù hợp.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư dân số và phát triển. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp các dịch vụ KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số. 

Thu Linh
Source: Chi cục Dân số - KHHGĐ