- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Báo động tình trạng phá thai hiện nay
Còn theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỷ lệ này ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai ở các cơ sở y tế công lập.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở vị thành niên Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của vị thành niên về phòng tránh thai, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng 21% sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) trong lần đầu tiên quan hệ tình dục.
Theo các chuyên gia, Việt Nam là nước có tỷ lệ phá thai cao nhất ở khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cả nước có tỷ số phá thai/100 trẻ đẻ ra sống là 18,2 và 18,4 năm 2014 và 9 tháng 2015. Tại tỉnh Bắc Ninh, theo báo cáo thống kê ở cơ sở y tế nhà nước, hàng năm cả tỉnh có gần 2.500 trường hợp phá thai. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Phần chìm có thể nhiều gấp 2, gấp 4 lần và còn hơn thế nữa.
Hiện nay, phụ nữ được tuyên truyền rất nhiều qua các kênh, cả thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp nên có kiến thức về chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Sự tiếp cận với các dịch vụ này luôn thuận lợi và có chất lượng. Nhưng thực tế nhiều trường hợp có thai ngoài ý muốn vẫn xảy ra.
Cần nhìn nhận lại sự lưu tâm đến kiến thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ của người dân, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Họ có nghe, có hiểu đấy nhưng kỹ năng thực hành còn hạn chế. Các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trợ giúp người dân lựa chọn và thực hiện sử dụng BPTT phù hợp. Bên cạnh đó sự tiếp cận quá thuận tiện với các dịch vụ phá thai, trong đó có thêm biện pháp phá thai bằng thuốc, dường như khiến chị em phụ nữ không còn sợ khi có thai ngoài ý muốn nữa.
Tôi hỏi một bạn gái khoảng 30 tuổi vừa thực hiện phá thai:
- Sao em không để đẻ nữa?
- Em 2 nhóc rồi ạ, em chỉ muốn có 2 con. (tốt, tôi nghĩ).
- Sao muốn vậy mà lại để lỡ thế này? Vợ chồng em không dùng biện pháp tránh thai nào ư?
- Dạ,... (cười).
- Em có biết các biện pháp tránh thai không?
- Dạ, có: Vòng, Bao cao su, thuốc,...
- Thế sao không dùng để tránh thai ngoài ý muốn như thế này?
- Dạ, lỡ thì đi kế hoạch, chỉ tý là xong ... (cười).
Một nghiên cứu ở phụ nữ Bắc Ninh năm 2015 cho thấy một trong những nguyên nhân có thai ngoài ý muốn là 62,7% không sử dụng BPTT hiện đại, còn lại là do thất bại trong áp dụng BPTT truyền thống như tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo, do đang cho con bú chưa thấy kinh trở lại hoặc tưởng sắp mãn kinh nên chủ quan, không dùng BPTT, một số do ngại đến cơ sở y tế.
Thực tế cho thấy lạm dụng tình dục và sinh sản là hiểm họa đối với tính mạng và sức khoẻ người phụ nữ. Hành động thiếu trách nhiệm vô tình hay hữu ý của nam giới trong tình dục; thiếu đồng thuận vợ chồng/bạn tình trong sử dụng tránh thai; không sử dụng hoặc có sử dụng tránh thai nhưng không thường xuyên; kém hiểu biết và thiếu thông tin về dịch vụ KHHGĐ; vai trò, vị thế của người phụ nữ chưa được coi trọng; những quyết định sinh đẻ và lựa chọn thai nhi;... tất cả đó là những nguyên nhân khiến người phụ nữ phải mang thai ngoài ý muốn, đình chỉ thai nghén. Trong trường hợp này, phá thai tuy cải thiện được tình trạng tâm lý và hoàn cảnh thực tại của người phụ nữ nhưng nó cũng ảnh hưởng không ít tới sức khỏe của họ như biến chứng trong và sau phá thai, nhiễm trùng, vô sinh thứ phát,... thậm chí tử vong.
Rõ ràng tình trạng phá thai đã trở thành vấn đề bức xúc và cần được báo động trong lĩnh vực chăm sóc SKSS/KHHGĐ hiện nay. Mỗi người dân, mỗi chị em phụ nữ cần tự ý thức và chú tâm hơn trong chăm sóc sức khỏe của mình. Nam giới cần trao đổi, chia sẻ nhiều hơn với vợ và bạn tình để đồng thuận sử dụng biện pháp tránh thai và phòng tránh viêm nhiễm đường sinh sản. Đó là TÌNH DỤC AN TOÀN. Đó là bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS, cơ sở cho hòa thuận gia đình, phát triển văn hóa cộng đồng và ổn định xã hội.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)