- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
90% thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán không cần kê đơn
Đây là con số được đưa ra trong buổi Hội nghị sơ kết giai đoạn I thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc do Bộ Y tế phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 21/9 tại Hà Nội.
Hội nghị sơ kết giai đoạn I thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tổ chức ngày 21/9 tại Hà Nội
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình trạng gia tăng các loại vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc kháng sinh đang trở lên rất báo động. Kéo theo đó, chi phí y tế, tác động kinh tế, xã hội cũng như gánh nặng bệnh tật và tử vong do kháng thuốc ngày càng tăng.
Trước thực tế này, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc.
Mục tiêu đề án phấn đấu đến năm 2020, đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.
Phần lớn kháng sinh bán không cần kê đơn
Hiện tại ở Việt Nam phần lớn kháng sinh được bán đều không có đơn, tỷ lệ này ở thành thị là 88% và 91% ở nông thôn. Kháng sinh đóng góp 13,4 % (thành thị) và 18,7% (nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc.
Theo ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, nhận định: “Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh”.
Ngoài ra, qua báo cáo sử dụng kháng sinh theo tuyến bệnh viện tính đến ngày 14/9/2017, càng ở bệnh viện tuyến dưới, tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh càng cao.
Tại bệnh viện bộ ngành và bệnh viện thuộc các trường đại học có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh thấp nhất. Ở các bệnh viện tuyến trung ương, thuốc kháng sinh Cephalosporin và Macrolid là dòng kháng sinh được sử dụng nhiều nhất.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê lý giải, việc bệnh viện tuyến huyện, tỉnh có tỷ lệ sử dụng kháng sinh cao chủ yếu vì ở tuyến này chưa có kháng sinh đồ, bác sĩ thường điều trị bao vây bằng nhiều loại thuốc, nhiều loại kháng sinh khác nhau.
Cũng tại Hội nghị, nhiều ý kiến khác cũng thẳng thắn chỉ ra, ngoài nguyên nhân chưa có kháng sinh đồ, việc bác sĩ kê nhiều kháng sinh còn do chất lượng thuốc kháng sinh chưa tốt, do kinh nghiệm của bác sĩ, do tâm lý và cả… lợi ích nhóm khi kê đơn.
Ở các bệnh viện tuyến trên cũng đều thừa nhận, ở bệnh viện mình đã có các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, thậm chí đã xuất hiện những vi khuẩn kháng hầu hết các loại kháng sinh hiện có.
30% bệnh nhân nhi có vi khuẩn kháng thuốc
Tại Hội nghị PGS.TS Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, tại Bệnh viện Nhi Trung ương mỗi ngày có từ 3000-4000 bệnh nhi đến khám và trong đó có khoảng 1700 cháu bé được điều trị nội trú nên tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện khó tránh khỏi.
Trong khi đó, PGS. Điển cho biết thêm khi sàng lọc cấy phân thì có đến 30% trẻ có vi khuẩn kháng thuốc trong phân khi nhập viện. Ngoài các căn nguyên lý do liên quan đến vấn đề môi trường, thức ăn nước uống có tồn tại dư lượng kháng sinh nhất định thì còn có một thực tế là rất nhiều trẻ được các ông bố bà mẹ tự ra hiệu thuốc mua thuốc điều trị với liều lượng kháng sinh không hợp lý.
Hiện nay, PGS. Điển cho rằng việc xử lý bệnh nhân có tình trạng kháng thuốc là vấn đề khó khăn, cần sự hội chẩn từ cho các bác sĩ lâm sàng, các nhà vi sinh và các nhà kiểm soát nhiễm khuẩn để có phác đồ điều trị kháng sinh hiệu quả nhất cho các em bé.
Để việc phòng chống kháng kháng sinh, PGS Điển cho rằng đã đến lúc chúng ta cần cảnh báo sử dụng thuốc có trách nhiệm và cũng cần nâng cao nhận thức để các bác sĩ sử dụng kháng sinh hợp lý, kê đơn điều trị nội và ngoại trú phù hợp.
- Sẵn sàng cho Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới sinh non năm 2024 (17/11/2024) (14/11/2024 07:55)
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Lần đầu tiên công bố tiêu chuẩn quốc gia với khăn ướt dùng một lần (25/09/2017 09:15)
- Bộ Y tế sẽ thí điểm giám sát hiệu thuốc bán kháng sinh (23/09/2017 08:43)
- 22 thuốc chữa ung thư lần đầu tiên được đấu thầu tập trung cấp quốc gia (21/09/2017 14:48)
- UBND tỉnh khen thưởng 2 kíp phẫu thuật của BVĐK tỉnh và bệnh viện Sản Nhi (21/09/2017 08:58)
- Trung tâm Y tế Dự phòng triển khai kỹ thuật Xét nghiệm virus HPV (21/09/2017 08:23)