bn-current-user-online-portlet

Online : 3681
Total visited : 150795924

Bắc Ninh: Nhân rộng điều trị PrEP, dự phòng lây nhiễm HIV

05/10/2020 09:46 View Count: 169

Sẽ tiếp tục mở rộng điều trị PrEP ra các tỉnh, thành mới tại Việt Nam, đồng thời coi đây là một phần cam kết quốc gia nhằm chấm dứt HIV vào năm 2030.

Chưa có khách hàng nào sử dụng PrEP đúng cách bị lây nhiễm HIV.

PrEP - khi được sử dụng đúng cách sẽ là một trong những phương pháp dự phòng HIV hiệu quả nhất. Năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo cung cấp PrEP cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Năm 2015, WHO đã mở rộng khuyến cáo cung cấp PrEP cho tất cả những người có nguy cơ nhiễm HIV cao.

Ở nước ta, từ tháng 06/2017, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã khởi động chương trình thí điểm PrEP lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Thành công của mô hình đã dẫn tới việc mở rộng triển khai tại 11 tỉnh, thành phố do PEPFAR tài trợ vào tháng 11/2018 và đến nay triển khai mở rộng chương trình dự phòng trước phơi nhiễm HIV cấp quốc gia tại 27 tỉnh, thành phố và Việt Nam đã sẵn sàng triển khai mở rộng hơn nữa chương trình này dựa trên thành công của PrEP trên toàn cầu trong việc kiểm soát dịch HIV.

Mở rộng chương trình dự phòng phơi nhiễm HIV - Báo Nhân Dân

Tư vấn PrEp cho khách hàng (Ảnh minh họa)

BS Đinh Mai Vân - Trưởng khao PC HIV/AIDS - Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh cho biết: Hiện tại, chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là hoàn toàn miễn phí. Điều này cho phép những người có nguy cơ nhiễm HIV cao có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng dụng vụ PrEP. Đến năm 2020, toàn quốc đã có hơn 12.000 khách hàng đã từng tham gia chương trình PrEP, vượt chỉ tiêu 50% đặt ra năm 2020. Sau 2 năm triển khai, chưa có một ca nào sử dụng PrEP đúng cách bị lây nhiễm HIV. Hiện tại Bắc Ninh cũng đang nỗ lực phát triển chương trình này.

Một điểm mới của chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm năm nay có thêm PrEP tình huống. Hiện toàn quốc có 254 khách hàng sử dụng PrEP theo tình huống. Các bài học kinh nghiệm tại các mô hình thí điểm này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải cung cấp dịch vụ đặc thù cho nhóm đích về dịch vụ HIV/AIDS tại cơ sở y tế công hoặc tư nhân.

Hiện có 76 cơ sở y tế nhà nước cung cấp dịch vụ PrEP cho khoảng hơn 6000 khách hàng và 20 cơ sở y tế tư nhân cung cấp cho khoảng 5800 khách hàng. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa phương có số khách hàng sử dụng PrEP nhiều nhất.

Tập trung truyền thông vào nhóm đích MSM để tăng tiếp cận với PrEP

Để tăng số lượng người biết đến PrEP và sử dụng dịch vụ này thì công tác truyền thông là rất quan trọng. ThS Bùi Thế Thực - Trưởng khao truyền thông thuộc CDC Bắc Ninh cho biết, xu hướng truyền thông năm tới sẽ tập trung vào nhóm đích MSM; đa dạng hóa truyền thông qua mạng xã hội cũng như các ứng dụng hẹn hò và tạo ra chiến dịch thân thiện với người dùng đồng thời chú ý đến những người có ảnh hưởng đến khách hàng đích.

Chương trình truyền thông tạo cầu cũng là một trong những chương trình quan trọng nhằm thu hút và tăng số lượng khách hàng tham gia sử dụng PrEP. Trong đó, các kênh truyền thông qua mạng xã hội như Facebook, các ứng dụng hẹn hò của nhóm đồng tính Nam (Blued) cũng rất quan trọng vì giúp tăng cường quảng bá chương trình PrEP. Những mạng xã hội và ứng dụng này khu trú và quảng bá trực tiếp đến đối tượng đích, thu hút sự quan tâm của các đối tượng đích. Đồng thời việc tiếp tục truyền thông đại chúng và truyền thống cũng giúp tiếp cận các khách hàng đến với chương trình.

Chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này, BS. Nguyễn Văn Trịnh - khoa PC HIV/AIDS thuộc CDC Bắc Ninh cho biết, tại phòng khám đã triển khai nhiều hoạt động truyền thông như đăng tải các bài lên trang web truyền thông của đơn vị, xây dựng quy trình chuẩn triển khai PrEP, nhằm nâng cao chất lượng cung cấp PrEP cho khách hàng. Ở đây, khách hàng có thể nhận được các dịch vụ thân thiện và đa dạng như tư vấn xét nghiệm HIV, khám chữa bệnh, tư vấn sử dụng nghiện chất, chẩn đoán và điều trị viêm gan B, C; điều trị PrEP, PEP, STIs và các vật dụng can thiệp BCS…

Thanh Thương