- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Bệnh viện Sản nhi nỗ lực nâng cao tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ
Lần sinh con thứ 2 của chị Nguyễn Thanh Thùy (phường Thị Cầu, TP Bắc Ninh) khác hẳn với lần đầu tiên. Khác không chỉ bởi đã không còn những bỡ ngỡ, sợ sệt của việc “sinh con so”, bởi đã trải qua cảm giác đau đớn đến tột cùng khi sinh con nên lần này chị có nhiều kinh nghiệm hơn. Đến bệnh viện sản nhi sinh bé Ốc, chị Thùy không chỉ hài lòng với cơ sở vật chất hiện đại, phòng ốc sạch sẽ, dịch vụ tốt mà còn thấy thích thú và hạnh phúc hơn nhiều, vì ngay sau sinh chị được các bác sĩ đặt con ngay lên ngực mẹ trong tư thế da tiếp da và bé được bú mẹ ngay khi vừa rời bụng mẹ.
. Ngay sau khi sinh, trẻ được da tiếp da với mẹ tạo điều kiện cho trẻ bú được lượng sữa non quý giá, hoàn thiện hệ miễn dịch của cơ thể
Không chỉ riêng chị Thùy mà rất đông sản phụ đến sinh tại bệnh viện sản nhi thời gian gần đây đều có phản hồi tích cực như vậy. Cùng với việc cho bé da tiếp da với mẹ, trẻ sơ sinh cũng được chậm kẹp dây rốn từ 2-3 phút, giúp trẻ tiếp tục nhận đủ lượng máu từ nhau thai, cải thiện nguồn dự trữ sắt ở trẻ sơ sinh đến 6 tháng sau sinh. Phương pháp này cũng đồng thời giúp trẻ được bú mẹ ngay sau sinh và nhận được nguồn sữa non vô cùng quý giá.
Thạc sĩ, bác sĩ Hán Thị Thanh Tâm – Trưởng phòng đẻ, bệnh viện sản nhi cho biết, gói dịch vụ da tiếp da đã được bệnh viện sản nhi triển khai thường quy với tất cả các sản phụ đẻ thường tại bệnh viện. Em bé được đặt sát với phần ngực mẹ trong tư thế da tiếp da, bé sẽ được nghe tim mẹ đập, cảm thấy yên tâm, ngoan hơn và bắt vú mẹ, bú mẹ sớm hơn. Điều đó cũng kích thích để người mẹ gia tăng tình cảm và tăng tiết oxytoxin – hoocmon tiết sữa được nhiều hơn. Tiếp da với mẹ, em bé sẽ được ấm hơn, bú sớm cũng giúp lượng đường huyết của bé được ổn định.
Không chỉ có thế, việc bú mẹ ngay sau sinh còn giúp hạn chế tối đa việc trẻ bị “tráng ruột” bằng sữa công thức, thay vào đó là nhận được lượng sữa non vô cùng quý giá từ mẹ. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thanh – Phó giám đốc bệnh viện sản nhi cho biết, sữa non là một chất dịch lỏng màu vàng dính, có sẵn trong bầu ngực của người mẹ từ quý II của thai kì. Cơ thể của người mẹ sẽ tiết ra sữa non trong 3 ngày đầu sau sinh, lượng sữa non này không nhiều như sữa già về sau, nhưng hoàn toàn phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh bởi khi mới sinh ra, dạ dày của trẻ rất nhỏ, chính việc cho ăn sữa công thức với lượng quá nhiều đã khiến trẻ hay bị nôn trớ, mặt khác còn tước đi quyền lợi được hưởng 72 giờ vàng sữa non của trẻ. Sữa non được coi là “vàng lỏng” và được ví như mũi tiêm phòng đầu đời của trẻ sơ sinh, bởi nó có chứa vô cùng nhiều chất miễn dịch và tăng trưởng. Sữa non hỗ trợ kích hoạt các phản ứng miễn dịch đầu tiên trong ruột bé sơ sinh, thúc đẩy sự phát triển của hệ khuẩn đường ruột có lợi và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại. Mặc dù sữa non có giá trị như vậy nhưng vẫn có rất nhiều trẻ sinh ra không được bú sữa non mà phải uống sữa công thức bởi những quan niệm sai lầm như “mới sinh làm gì có sữa”, trẻ khóc nhiều vì đói nên phải cho trẻ ăn sữa ngoài…
Bác sĩ Thanh khẳng định, sữa non đã có sẵn trong ngực mẹ và vừa vặn với dung tích dạ dày của trẻ. Hơn nữa, sữa mẹ được sản xuất theo nhu cầu, trẻ bú nhiều tức là “cầu” nhiều, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra nhiều để “cung” cấp đủ lượng “cầu” của bé. Chính việc cho trẻ bú mút vú mẹ nhiều ngay sau sinh, hoocmon tạo sữa được kích thích sản sinh nhiều sẽ giúp cho sữa mẹ sản xuất nhiều hơn, “về” nhanh hơn. Đó là lí do tại sao có những mẹ có sữa ngay từ những ngày đầu sau sinh, lại có những mẹ phải “chờ sữa về” tới 7-10 ngày sau sinh.
Tư thế bú đúng là bí quyết thành công trong nuôi con sữa mẹ, luôn được các y, bác sĩ hướng dẫn cho sản phụ
Chứng kiến cảnh chị Vũ Thị Thanh (xã Phú Hòa, huyện Lương Tài) hì hục ngồi hút sữa bằng máy hút sữa 2 giờ 1 lần mới hiểu, nuôi con sữa mẹ cũng vất vả đến nhường nào. Con trai chị Thanh sau khi sinh bị suy hô hấp, phải nằm lồng kính. Mặc dù mẹ con bị cách li nhau, nhưng hiểu được những lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ có bệnh lí nên chị Thanh cố gắng vắt lượng sữa ít ỏi của mình để gửi lên cho con ăn thay vì cho bé ăn sữa công thức. “Không được may mắn như các mẹ khác được ôm con, được con bú mút để cơ thể sản sinh ra sữa một cách tự nhiên, sử dụng máy hút sữa tất nhiên cảm giác không thể được như bé bú, nên mình cũng không hút được nhiều sữa cho con ăn. Nhưng thay vì cho con ăn sữa ngoài, mình đã chủ động xin sữa các mẹ khác cùng phòng để cho con. Dù sao thì sữa người vẫn phải hơn sữa bò chứ!” – chị Thanh xúc động chia sẻ.
Trò chuyện nhiêu hơn mới biết, chiếc máy hút sữa còn là bạn đồng hành của chị Thanh trong suốt quá trình nuôi 2 bé lớn. Do công ty tạo điều kiện nên hết 6 tháng nghỉ thai sản, quay lại đi làm, giữa giờ nghỉ giải lao chị và các công nhân khác đang nuôi con nhỏ lại được bố trí vào 1 phòng riêng để hút sữa, sau đó gửi sữa ở tủ lạnh riêng và cứ hết giờ lại mang sữa về cho con ở nhà ăn giữa buổi. Nhờ đó mà 2 bé lớn của chị Thanh được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đến 24 tháng, phát triển tốt, khỏe mạnh và rất ít ốm vặt. Vắt và trữ đông sữa mẹ trong 6 tháng đầu để dành về sau, tiếp tục duy trì, đảm bảo các cữ bú, vắt ngay cả khi đi làm bằng máy hút sữa đang là “bí quyết” của rất nhiều bà mẹ trẻ hiện nay để duy trì nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 24 tháng đầu.
Trong quá trình nuôi con sữa mẹ, một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định là cho con bú đúng cách, đúng tư thế và đúng khớp ngậm. Các cán bộ tại khoa sản 2, bệnh viện sản nhi đã thường xuyên thực hiện hướng dẫn và tư vẫn cho các sản phụ sau sinh, nhất là những sản phụ sinh con đầu lòng vấn đề này. Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Quyên cho biết, những năm gần đây, khi phong trào nuôi con sữa mẹ được chú trọng, cán bộ y tế chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những kiến thức về vấn đề này để tư vấn cho các sản phụ đến sinh con cách nuôi con sữa mẹ sao cho đúng, cách duy trì lượng sữa mẹ cho đảm bảo. Tư thế bú đúng là ngay cả khi người mẹ nằm hay ngồi, thì em bé đều phải được đặt với tư thế làm sao cho phần tai – vai – hông của trẻ phải thẳng nhau; miệng trẻ phải há rộng, lưỡi bé thè dài, miệng ngậm sâu hết quầng đen của vú. Sản phụ cũng lưu ý không nên chủ động đút ti vào miệng trẻ, mà phải “nhử” trẻ để bé chủ động há miệng rộng, lưỡi thè dài kín lợi để khớp ngậm được chặt và tránh về sau khi trẻ có răng sẽ có thể cắn ti mẹ. Nếu khớp ngậm sai, bé ngậm ti mẹ không chặt, bé sẽ dễ bị sặc khi sữa mẹ về nhiều, lại bị nuốt vào nhiều không khí gây đầy bụng, bú không được no và dễ bị nôn trớ.
Bác sĩ Thanh – Phó giám đốc bệnh viện cũng cho biết thêm, cùng với việc triển khai rộng rãi hơn nữa gói dịch vụ da tiếp da để trẻ được hưởng “72h vàng sữa non”, thời gian tới bệnh viện sẽ tiếp tục tập huấn, tăng cường kiến thức cho cán bộ của bệnh viện để công tác tuyên truyền cho sản phụ và người nhà sản phụ không chỉ thực hiện bởi hệ thống pano, áp phích, tờ rơi; mà trọng tâm thông qua đội ngũ cán bộ y tế. Việc tư vấn nuôi con sữa mẹ sẽ được thực hiện ngay từ phòng khám khi sản phụ đến khám thai, đến sau khi em bé được sinh ra và xuất viện về nhà.
Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất và các yếu tố vi lượng mà trẻ cần để phát triển khỏe mạnh, với lượng cần thiết cho nhu cầu của từng độ tuổi của trẻ. Sữa mẹ không chỉ giúp trẻ có hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch tốt nhất, hạn chế nguy cơ bệnh tật mà còn giúp gắn kết tình cảm mẹ con, giúp cơ thể mẹ nhanh hồi phục sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Đồng thời cũng giúp tiết kiệm kinh tế khi phải mua sữa công thức. Người mẹ được khuyến cáo nên ăn uống, nghỉ ngơi điều độ để đảm bảo lượng sữa và chất lượng sữa tốt nhất. Nuôi con sữa mẹ cần có sự quyết tâm của người mẹ, nhưng cũng cần sự giúp ích và đồng hành của toàn gia đình.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Gia Bình tích cực tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai (15/06/2017 14:51)
- Thực hiện chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành về dân số và phát triển giai đoạn 2017 - 2020 (19/05/2017 14:51)
- 20 NĂM CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ - MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN (02/03/2017 14:51)
- 100% dân số được theo dõi sức khỏe (13/12/2016 14:50)
- Thể lệ Cuộc thi Kể chuyện bằng hình ảnh “Con gái thật tuyệt” trên mạng năm 2016 (26/09/2016 14:47)