- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Các ca mắc sởi tại Bắc Ninh đều chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vacxin sởi
Hiện nay, bệnh sởi đang bùng phát khá mạnh tại địa bàn Hà Nội với tất cả các quận, huyện đều đã ghi nhận trường hợp mắc. Các cơ quan y tế đang lo ngại dịch sởi sẽ bùng phát lại tại Hà Nội như năm 2014. Bắc Ninh là địa bàn giáp ranh với Hà Nội, nguy cơ lây lan dịch là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, các cơ quan y tế từ dự phòng đến điều trị đều đang tích cực triển khai các biện pháp để phòng, chống dịch bệnh này.
Bé Vi Khánh Duy (1 tuổi) mắc sởi do chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi
Bé Vi Khánh Duy ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành mặc dù đã 1 tuổi nhưng chưa được tiêm vắc xin Sởi do thường xuyên bị ốm đúng dịp tiêm chủng. Ở nhà thấy bé sốt cao liên tục, quấy khóc, mệt mỏi, ăn kém nên gia đình cho vào nhập viện điều trị và xác định bị bệnh sởi, biến chứng viêm phổi nặng. Bà Nguyễn Thị Lan là bà ngoại của bé cho biết: “gia đình cũng nhận thức được bệnh sởi nguy hiểm, nhưng không nghĩ là mắc bệnh lại nặng thế! Lúc ở nhà thì cháu chỉ sốt, ăn kém nhưng lên viện thì nổi ban khắp người, ho nặng tiếng, khò khè, đi ngoài… Lên viện vừa uống thuốc, vừa tiêm, vừa truyền đủ các loại thuốc. Cháu nó to béo nhưng hay ốm, cứ chuẩn bị đến ngày tiêm chủng là lại ốm, có tháng không ốm thì gia đình lại không nhớ lịch tiêm nên bị lỡ mũi.”
Theo thống kê của bệnh viện Sản Nhi, 6 tháng đầu năm, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho 7 trường hợp trẻ dương tính với virus Sởi, trong đó 4 ca xuất hiện gần đây vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Đáng chú ý là có cả những trẻ mắc sởi khi chưa được 9 tháng tuổi, tức là chưa đến độ tuổi được tiêm vắc xin Sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo giải thích của bác sĩ Phạm Thị Thanh Hương – Phó trưởng khoa Nội Nhi, Bệnh viện Sản Nhi thì việc các bé mắc sởi trước cả độ tuổi tiêm mũi sởi đầu tiên lúc 9 tháng phần lớn là do không được truyền miễn dịch phòng bệnh sởi từ mẹ. Ở những em bé mà mẹ đã tiêm phòng sởi đầy đủ thì trong quá trình mang thai, miễn dịch phòng bệnh sẽ được truyền từ mẹ sang em bé đủ để bảo vệ bé trong những tháng đầu đời. Còn những em bé có mẹ chưa được tiêm hay chưa tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi, sẽ không có đủ miễn dịch và từ đó dễ mắc bệnh sởi trước khi được tiêm phòng trong tiêm chủng mở rộng.
Bệnh Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp do trẻ lành hít phải dịch tiết mũi họng của trẻ bệnh bắn ra, khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của trẻ bệnh.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 32 trường hợp nghi mắc sởi/rubella, trong đó 22 ca xét nghiệm xác định dương tính với virut sởi. Các trường hợp mắc đều là các ca tản phát, toàn tỉnh không ghi nhận ổ dịch Sởi nào. Phân tích tình hình dịch tễ, bác sĩ Nguyễn Khắc Từ - Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, các ca bệnh sởi xuất hiện ở 2 nhóm tuổi, 1 là người lớn trên 20 tuổi ghi nhận 8 ca, tất cả đều chưa được tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm phòng vắc xin Sởi; 2 là nhóm trẻ dưới 3 tuổi với 14 trẻ, trong đó 11/14 trẻ dưới 9 tháng tuổi (chưa đủ tháng tuổi để tiêm vắc xin sởi) và 2/14 trẻ đủ tuổi nhưng chưa tiêm phòng sởi. Qua giám sát thì ghi nhận một số trường hợp trẻ nhỏ và người lớn trước khi khởi phát có vào bệnh viện Nhi trung ương thăm nuôi, chăm sóc người nhà ốm hoặc điều trị một số bệnh khác như tiêu chảy, viêm phổi… Các bà mẹ có trẻ mắc bệnh sởi thì đều chưa được tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm phòng vắc xin sởi. Từ đó có thể thấy, hầu hết bệnh nhân mắc sởi đều chưa được tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm Sởi; những trẻ chưa đến tuổi tiêm mắc sởi đều được sinh ra từ các bà mẹ trước khi mang thai không tiêm phòng vắc xin sởi.
Theo chỉ đạo của Sở Y tế, các đơn vị khám chữa bệnh ngoài việc tập huấn chuyên môn kĩ thuật về chẩn đoán, điều trị cho cán bộ y tế thì khâu cách li từ khoa khám bệnh đến điều trị cũng được chú trọng thực hiện, đảm bảo các quy trình trong khám chữa bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn. Các bệnh viện đã phối hợp chặt chẽ với đơn vị dự phòng cùng cấp trong chế độ thống kê, báo cáo ca bệnh để tiến hành điều tra, giám sát, khống chế và khoanh vùng, không để bệnh lây lan ra cộng đồng. Song song với đó, công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân những kiến thức cơ bản về bệnh sởi như các dấu hiệu nhận biết, cách phòng, tránh cũng như chăm sóc, điều trị và cách li đối tượng…cũng được các đơn vị thực hiện có hiệu quả.
Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây nên những biến chứng như viêm tai giữa cấp, viêm phổi nặng, viêm não, tiêu chảy, nôn mửa, mờ hoặc loét giác mạc, thậm chí mù lòa và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khuyến cáo của các bác sĩ khi trẻ có sốt, phát ban, kèm theo các biểu hiện viêm long đường hô hấp, chảy nước mũi, ho, đỏ mắt, tiêu chảy…thì phụ huynh nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện và điều trị. Mặc khác, tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao, trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đơn vào lúc 9 tháng tuổi và vắc xin sởi – rubella vào lúc 18 tháng tuổi; ngoài ra các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ trước khi mang thai cần tiêm nhắc lại vắc xin Sởi – Quai bị - Rubella để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh sởi cho con trong những tháng đầu đời.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- Hội thảo phương pháp điều trị tật khúc xạ không cần phẫu thuật (15/08/2018 09:39)
- Bệnh án điện tử: Có bảo vệ được thông tin cá nhân? (14/08/2018 15:21)
- Hà Nội chính thức có Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC (14/08/2018 07:58)
- Bộ Y tế công bố danh sách 50 công ty nước ngoài có thuốc vi phạm chất lượng (13/08/2018 08:07)
- Hơn 80 trạm y tế khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ bảo hiểm y tế (13/08/2018 08:05)