- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Hợp tác nâng cao hiệu quả điều trị ung thư vú
Quá trình điều trị ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng, sức nặng đang nghiêng về phía các bệnh viện tuyến cuối bởi tình trạng hơn 70% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Vấn đề nâng cao nhận thức, chẩn đoán sớm và tăng hiệu quả điều trị đang cần một chương trình hợp tác từ nhiều bên liên quan để giải quyết đồng bộ.
70% người bệnh phát hiện ung thư vú ở giai đoạn muộn
Vừa qua, hoa khôi truyền cảm hứng Đặng Trần Thủy Tiên (sinh năm 2000, quê Hải Phòng, theo học tại Đại học Ngoại Thương Hà Nội) hạnh phúc thông báo lên trang cá nhân “Đã tốt nghiệp Đại học K” và nhận hàng trăm lời chúc mừng từ người thân, bạn bè. Tiên trở thành tấm gương truyền cảm hứng về nghị lực chiến thắng căn bệnh ung thư vú quái ác sau gần 17 tháng điều trị.
Phát hiện mắc ung thư vú giai đoạn hai ở tuổi 19, cô gái trẻ như ngã quỵ nhưng chính sức trẻ, tinh thần lạc quan, không bỏ cuộc, Thủy Tiên đã bỏ lại phía sau hành trình điều trị gian khổ, sẵn sàng mở ra những chương mới cuộc đời.
Thủy Tiên vượt qua căn bệnh ung thư vú là nỗ lực tuyệt vời của chính bản thân, chuyên môn cùng tấm lòng của y bác sỹ nói riêng và nền y học Việt Nam nói chung. Nhưng đồng thời, trường hợp của cô phần nào đang phản ánh thực trạng căn bệnh ung thư vú tại Việt Nam: đang có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa trong khi xã hội và hệ thống y tế chưa thực sự sẵn sàng đối phó với tần suất mắc ung thư vú cao.
Đặng Trần Thủy Tiên mắc ung thư vú giai đoạn hai ở tuổi 19
Theo Ghi nhận ung thư (GLOBOCAN) 2018, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vú chiếm 9,2%, số ca mắc mới hơn 15.000 ca và số ca tử vong hơn 6000 ca mỗi năm. Ước tính đến 2030, số ca mắc mới tại nước ta sẽ tăng lên 20.000 ca và có xu hướng tiếp tục tăng lên.
Mặc dù những con số tăng cao nhưng 70% người bệnh phát hiện ung thư vú ở giai đoạn muộn. Nhận thức về bệnh còn hạn chế trong cộng đồng, dẫn đến việc điều trị càng khó khăn và tốn kém. Phần nhiều, việc tầm soát ung thư vú diễn ra cục bộ, quy mô nhỏ. Các cấp quản lý, người dân chưa thực sự ghi nhận tầm quan trọng của khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú; dịch vụ sàng lọc chưa được đưa vào bảo hiểm y tế của người dân.
Về phạm vi bao phủ các chương trình sàng lọc ở Việt Nam, PGS.TS Trần Thị Thanh Hương, Phó Viện Trưởng Viện ung thư Quốc gia chia sẻ dù hiện tại đã có các kế hoạch kiểm soát ung thư nhưng chương trình kiểm soát ung thư một cách chuyên biệt vẫn chưa có.
Về điều trị, mức độ bảo hiểm có sẵn đối với điều trị ung thư và thuốc phòng chống ung thư còn hạn chế. Khủng hoảng tài chính là một gánh nặng đè lên vai của bệnh nhân và gia đình khi Bảo hiểm y tế chỉ có thể hỗ trợ các bệnh nhân gần 30% chi phí điều trị. Điều này trở thành nguy cơ gây khánh kiệt về tài chính trong quá trình điều trị ung thư, là gánh nặng lớn cho gia đình và xã hội, dẫn đến khó khăn trong tiếp cận điều trị ung thư vú.
Số người mắc bệnh ung thư vú đang có xu hướng tăng cao và trẻ hóa, trong hệ thống y tế lại chưa sẵn sàng ứng phó vì nhiều lý do. Hiện nay, những bệnh viện có khả năng điều trị ung thư vú tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. HCM với hai đơn vị hàng đầu là Bệnh viện K (Hà Nội) và bệnh viện Ung bướu TP.HCM nhưng cả hai đều đang quá tải.
Hợp tác các bên hữu quan có thể là chìa khóa?
Theo nghiên cứu gần đây của “The Economist Intelligence Unit” tài trợ bởi Roche đánh giá sự sẵn sàng trong bao phủ kiểm soát ung thư dưới góc độ chính sách và hệ thống y tế, Việt Nam nằm trong ba quốc gia xếp sau cùng trong thang điểm ở Đông Nam Á trong sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú; thiếu chụp nhũ ảnh chẩn đoán sớm tại tuyến chăm sóc y tế ban đầu và cung cấp việc khám tuyến vú lâm sàng.
Đồng thời xếp sau cùng trong tổng lượng máy xạ trị thực tế có sẵn so với quy mô dân số. Trong khi đó, tỷ lệ chẩn đoán muộn được báo cáo lên đến 70% trở thành thách thức lớn đối với sức chịu đựng của nền y tế nước nhà, cũng như liên quan chặt chẽ đến khả năng sống còn thấp của bệnh nhân.
Bảng: Chỉ số sẵn sàng ứng phó với bệnh ung thư - kết quả tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương – Theo Báo cáo “The Economist Intelligence Unit”
Trong tình hình đó, hệ thống y tế còn thiếu tính liên kết giữa các bộ phận, đoàn thể, cơ quan và tổ chức. Trước hết đối với vấn đề tầm soát ung thư từ sớm. Theo ThS.BS Lê Văn Phúc- Trưởng Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) đánh giá:“cần kết hợp từ nhiều nguồn lực để thực hiện bởi sự hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư vú chỉ diễn ra trong quá trình khám và điều trị”.
Các bên gắn kết chặt chẽ, tham gia hỗ trợ lẫn nhau, tận dụng bổ sung các nguồn lực đa chiều: từ nhà nước, từ tư nhân, cũng như cá nhân người bệnh. Riêng các tổ chức hay doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia vào nhiều hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, như khám sàng lọc chẩn đoán sớm ung thư hoặc thực hiện nghiên cứu khoa học.
Sự hợp tác, chung tay giữa các bên hữu quan là điểm mấu chốt, nên được triển khai và hoạch định một cách đồng bộ. Chỉ như vậy, giá trị lớn hơn mới lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng, hạn chế nguy cơ mắc ung thư ngay từ đầu bằng cách tăng cường nhận thức về bệnh, tăng cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị tiên tiến với chi phí tốt hơn, cải thiện chất lượng sống.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- Hơn 6000 nhân viên y tế được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa (02/12/2020 15:12)
- Thu hồi giấy đăng ký lưu hành đối với 20 thuốc tại Việt Nam (02/12/2020 14:20)
- Võ Cường triển khai chiến dịch uống vitamin A và cân trẻ đợt II năm 2020 (01/12/2020 15:09)
- Nhiều khó khăn trong công tác Y tế trường học (25/11/2020 08:06)
- Kháng kháng sinh gia tăng báo động ở nhiều tuyến cơ sở y tế (23/11/2020 10:33)