- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch
Nhiều trẻ bị biến chứng nặng
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 53.500 trường hợp mắc bệnh TCM, trong đó gần một nửa số bệnh nhân phải nhập viện và đã có 6 ca tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Ngoài TCM, sởi và sốt xuất huyết cũng đang có dấu hiệu “vào mùa”.
ThS.BS. Trần Thị Thu Hương, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm BV Nhi Trung ương cho biết, so với cùng kỳ năm 2017, số trẻ nhập viện do bệnh TCM và sởi đều tăng gấp vài lần. Đáng chú ý, bệnh TCM có nhiều ca biến chứng nặng vào tim, phổi, não do năm nay chủng virut EV71 gây bệnh nặng quay trở lại và tấn công những trẻ nhỏ sức đề kháng yếu.
Ngoài bệnh nhân TCM, khu vực điều trị bệnh sởi của Khoa Truyền nhiễm thường xuyên có bệnh nhi nằm điều trị. TS. Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, từ đầu năm đến nay đã có gần 500 trường hợp trẻ mắc sởi nhập viện. Khoảng 2 tháng qua, mỗi tháng trung bình gần 100 ca, ngày cao điểm tiếp nhận 10-12 trẻ. Trong số này có tới 85% trẻ mắc sởi nhập viện đều không được tiêm vắc-xin đầy đủ hoặc chưa đến tuổi tiêm chủng.
Ở phía Nam, theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, số ca mắc TCM đã lên đến 3.568 trường hợp. Chỉ tính trong tuần vừa qua đã có 347 bệnh nhân nhập viện. Khoa Nhiễm - Thần kinh của Bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị cho gần 190 bệnh nhi TCM, trong đó có 28 ca nặng nằm cấp cứu. Tại tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay có hơn 4.000 ca mắc bệnh TCM, 90% là trẻ dưới 3 tuổi. Có những tuần, tỉnh ghi nhận đến 500 ca bệnh, nhiều trường hợp bệnh trở nặng nguy hiểm. Tại Bình Dương, chỉ trong tháng 8/2018, toàn tỉnh phát hiện 478 ca mắc bệnh TCM, tăng 202 ca so với tháng trước.
Điều trị cho bệnh nhi mắc sởi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Về dịch bệnh sởi, theo thống kê của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, trong tháng 8 và tháng 9, số ca mắc bệnh sởi tăng mạnh so với cùng kỳ các năm gần đây. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, địa phương có số ca mắc bệnh sởi cao nhất khu vực là tỉnh Đồng Nai với 136 ca, tiếp theo là Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh. Riêng đối với bệnh sốt xuất huyết, từ đầu năm 2018 đến nay, tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận khoảng 6.000 ca nhập viện. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, do TP. Hồ Chí Minh đang bắt đầu mùa mưa nên tình hình bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn có diễn biến phức tạp.
Đặc biệt chú ý phòng tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở điều trị
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng dự báo, dịch TCM có xu hướng gia tăng và phức tạp trong thời gian tới đây do tính chất lây truyền và hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 15,3%, số trường hợp nhập viện giảm 20,1%. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây, như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Hà Nội.
Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, một số bệnh đã có vắc-xin tiêm chủng như sởi vẫn có thể gia tăng số ca mắc bệnh. Nguyên nhân là sau nhiều năm đến nay, các trường hợp không có miễn dịch do không tiêm chủng đã tích tụ lại, nếu không tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao, những người này dễ dàng mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết, để phòng chống dịch lây lan, bùng phát, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với ngành GD&ĐT tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh TCM. Giám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện... Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng gây tử vong. Thực hiện phòng tránh lây nhiễm chéo các bệnh viện và trong các cơ sở điều trị, đặc biệt giữa bệnh TCM với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Hưởng ứng Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10: Chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi (01/10/2018 11:27)
- Sẽ khảo sát sự hài lòng người bệnh qua điện thoại tại 80 bệnh viện (27/09/2018 07:49)
- 316 người cao tuổi phường Thị Cầu được khám, cấp phát thuốc miễn phí nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi (25/09/2018 15:00)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giám sát tiêm vắc xin IPV tại TP Bắc Ninh (24/09/2018 08:19)
- Bế giảng lớp Trung cấp Lí luận Chính trị - Hành chính vừa làm vừa học ngành y tế khóa I (2016 – 2018) (23/09/2018 09:56)