- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Duy trì hiệu quả điều trị dự phòng bệnh dại
Chị Dương Thị Thúy ở xã Song Liễu, huyện Thuận Thành bị chó nhà nuôi cắn từ cuối tháng 8, mặc dù chó chưa được tiêm vắc xin phòng dại nhưng chủ quan vì nghĩ là chó của nhà nên sau khi bị chó cắn, chị không đi tiêm phòng bệnh dại. Thế nhưng 9 ngày sau, con chó đột ngột chết, và chị vội vàng đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để được tư vấn tiêm phòng bệnh dại. Tại đây, ngay lập tức chị được các y, bác sĩ của phòng tiêm chủng dịch vụ chỉ định tiêm phòng 1 mũi huyết thanh tại vị trí vết cắn để phong bế vết thương và 1 mũi vắc xin dại. Tiếp sau đó trong vòng 28 ngày, chị được hẹn lịch để tiêm tiếp 4 mũi vắc xin dại nữa để đảm bảo đủ miễn dịch dự phòng bệnh dại. Chị Thúy cho biết, sau khi bị cắn, không biết do tâm lí hay do có vấn đề về sức khỏe nhưng chị thấy mệt mỏi, hay đau đầu, mỏi vai, gáy. Sau khi được các bác sĩ tư vấn, chị tuân thủ đúng theo phác đồ, đến tiêm phòng đúng hẹn nên các triệu chứng mệt mỏi gần như không còn nữa.
Ảnh: Chị Dương Thị Thúy được hướng dẫn đầy đủ trước khi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại
Theo các bác sĩ, để điều trị dự phòng bệnh dại, cách tốt nhất là đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc xin hoặc huyết thanh dại càng sớm càng tốt; mặt khác phải tiêm đủ liều theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đáp ứng miễn dịch trước khi vi rút xâm nhập vào thần kinh trung ương. Tuy nhiên, việc sơ cứu, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng hoặc các thuốc diệt khuẩn như cồn, rượu mạnh…để loại bỏ vi rút khỏi vết thương và bất hoạt vi rút sẽ góp phần hiệu quả cho việc dự phòng điều trị bệnh dại.
Anh Nguyễn Văn Chiêu – Phụ trách khoa phòng chống bệnh không lây nhiễm – côn trùng – kí sinh trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, ngay sau khi bị chó, mèo cắn, khâu sơ cứu, xử trí vết thương tại chỗ rất quan trọng. Người bị cắn hoặc người thân không được sờ vào vết thương bằng tay không; tuyệt đối không được đốt vết thương hay cho các chất kích thích vào vết thương như đất, dầu hỏa, đắp thuốc lào hay lá trầu không…theo một số biện pháp dân gian. Về việc khâu vết thương, cần tránh làm dập nát, làm tổn thương rộng hơn vết thương; tốt nhất là tránh khâu vết thương, trường hợp bắt buộc phải khâu thì nêu khâu ngắt quãng sau khi đã tiêm phong bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vị trí của vết thương.
Chị Nguyễn Thị Tiến ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, có nhiều người khá nghi ngại khi tiêm phòng vắc xin dại, cho rằng tiêm sẽ ảnh hưởng về thần kinh, suy giảm trí nhớ và sức khỏe. Tuy nhiên, bản thân con gái chị cũng đã từng bị chó cắn, đã đi tiêm phòng dại và đến nay vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, học đại học và có công việc ổn định, sức khỏe tốt. Chính vì thế, khi con trai bị chó cắn, ngoài việc tìm hiểu về tình hình tiêm chủng của con chó cũng như theo dõi sức khỏe của chó sau khi cắn con chị, chị không hề lăn tăn gì và đưa con đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại, tránh trường hợp không may nhỡ chó có vấn đề, con chị mà bị bệnh dại thì lúc ấy có hối hận cũng không kịp.
Ảnh: Chị Tiến hoàn toàn tin tưởng về chất lượng vắc xin phòng bệnh dại khi đưa con trai đến tiêm phòng bệnh
Khi bị chó, mèo cắn thì tiêm vắc xin hoặc huyết thanh là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh Dại. Tùy vào mức độ vết thương và tình trạng của động vật cắn mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị dự phòng phù hợp. Hiện trên địa bàn tỉnh đang sử dụng 2 loại vắc xin phòng dại được nhập khẩu từ Ấn Độ và Pháp, 2 loại vắc xin này được nhân lên từ tế bào Vero cho hiệu quả bảo vệ cao, tính an toàn tốt, không gây ảnh hưởng đến thần kinh.
Ảnh: 2 loại vắc xin phòng bệnh dại được sử dụng trên địa bàn tỉnh hiện nay đều được đảm bảo về chất lượng
Anh Nguyễn Văn Chiêu cũng cho biết thêm, là cơ quan đầu mối của ngành y tế chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động phòng chống cũng như điều trị dự phòng bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh luôn cố gắng duy trì, đảm bảo đáp ứng được nguồn vắc xin dại tại các phòng tiêm dịch vụ; kịp thời, chủ động điều trị dự phòng hàng năm cho hơn 5000 trường hợp bị chó, mèo cắn. Song song với đó, Trung tâm cũng thường xuyên duy trì phối hợp với Chi cục thú ý, hàng tháng chú trọng chia sẻ vấn đề giám sát các ca bệnh trên người cũng như trên trên động vật, chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh, chia sẻ mẫu bệnh phẩm trong quá trình đi giám sát; tăng cường truyền thông nhằm phát hiện sớm, dự phòng kịp thời, đảm bảo an toàn cho người dân.
Năm 2017, cả nước đã có 63 người chết vì bệnh dại tại 31 tỉnh, tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Theo các bác sĩ, khi đã bị bệnh dại và lên cơn dại thì tỉ lệ tử vong gần như 100% cả trên người và trên động vật. Tuy nhiên, nếu được điều trị dự phòng bằng huyết thanh hoặc vắc xin thì hoàn toàn có thể phòng được bệnh. Hi vọng, với những giải pháp quyết liệt mà ngành y tế nói riêng và các ban, ngành, đoàn thể khác đã triển khai, công tác phòng, chống bệnh dại tại Bắc Ninh sẽ tiếp tục được duy trì và đạt hiệu quả cao.
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Năm 2020, Việt Nam sẽ sản xuất được vaccine 5 trong 1 (22/09/2018 14:14)
- Gia tăng đột biến bệnh nhi nhiễm virus hợp bào hô hấp (22/09/2018 09:33)
- Tình hình dịch bệnh ổn định trong tháng 9 (20/09/2018 16:32)
- Duy trì tốt tỉ lệ tiêm chủng mở rộng (20/09/2018 16:30)
- Hơn 71% số người mắc đái tháo đường chưa được điều trị (19/09/2018 07:48)