bn-current-user-online-portlet

Online : 2807
Total visited : 151038426

Giảm thời gian đăng ký khám bệnh tại nhiều cơ sở y tế nhờ công nghệ 4.0

22/03/2018 08:41 View Count: 117

Việc ứng dụng CNTT 4.0 được kỳ vọng sẽ giúp lãnh đạo BV quản lý toàn bộ hoạt động với các số liệu trực tuyến, thực hiện bệnh án điện tử, hỗ trợ bác sĩ khám chữa bệnh từ xa; giảm rủi ro, sai sót thông qua việc cảnh báo tương tác thuốc, sự trùng lặp của trong các toa thuốc..

Tại buổi toạ đàm ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) 4.0 trong ngành y tế và công bố hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện (BV) thông minh FPT.eHospital diễn ra chiều ngày 19/3, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong quản lý tế. Hiện nay hầu hết các cơ sở y tế đã kết nối mạng internet. Việc ứng dụng CNTT 4.0 được kỳ vọng sẽ giúp lãnh đạo BV quản lý toàn bộ hoạt động với các số liệu trực tuyến, thực hiện bệnh án điện tử, hỗ trợ bác sĩ khám chữa bệnh từ xa; giảm rủi ro, sai sót thông qua việc cảnh báo tương tác thuốc, sự trùng lặp của trong các toa thuốc...

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm: Ứng dụng CNTT 4.0 trong ngành y tế và công bố giải pháp FPT.eHospital

Trong những năm qua, với sự quyết tâm của lãnh đạo, ngành y tế đã có sự thay đổi mạnh mẽ nhờ việc ứng dụng CNTT. Vấn đề nâng cao năng suất làm việc của bác sĩ, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân và người nhà đã từng bước được cải thiện nhờ vào sự hỗ trợ kết nối thông tin giữa các khâu được đồng bộ, thống nhất, số liệu và tình hình hoạt động được báo cáo kịp thời.

Đơn cử, tại Bệnh viện Bạch Mai, việc ứng dụng FPT.eHospital đã giúp bệnh viện hỗ trợ tiếp đón thành công trung bình 9000 bệnh nhân/ngày, tăng 15-20% so với trước đó, gấp 15 lần một bệnh viện cấp tỉnh. Trung bình mỗi bệnh nhân chỉ mất 1 phút 40 giây đăng ký và chờ khám. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp rút ngắn thời gian khám, chờ đợi của bệnh nhân.

Còn tại BVĐK thành phố Vinh (Nghệ An), từ việc một ngày chỉ tiếp đón 300-500 người bệnh, nhờ hệ thống FPT.eHospital, hiện nay bệnh viện đã có thể tiếp đón 1.600-1.800 người chỉ trong 2 tiếng. Bệnh viện đã thu hút người khám chữa bệnh ở TP Vinh và các địa phương lân cận.

Tại buổi toạ đàm, ông Bùi Quang Ngọc Tổng giám đốc FPT cho biết FPT.eHospital phiên bản mới đáp ứng được tất cả yêu cầu trên của các bệnh viện. Giải pháp này ứng dụng những công nghệ 4.0 mới nhất như: trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, thiết bị di động… Các giải pháp này giúp lãnh đạo BV quản lý toàn bộ hoạt động với các số liệu trực tuyến theo thời gian thực, tích hợp chữ ký số, bệnh án điện tử… hướng đến xây dựng BV không giấy tờ; tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh theo hướng nhanh – gọn – chính xác; quản lý chặt chẽ tài chính...

TS Trần Quý Tường cho rằng, hướng tới xây dựng bệnh viện thông minh, hiện ngành y tế Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp công nghệ có khả năng vận hành nhiều bệnh viện; cho phép tùy biến quy trình tác nghiệp; triển khai linh hoạt nhiều giai đoạn phù hợp với khả năng đầu tư của từng bệnh viện; phù hợp với mô hình cho thuê dịch vụ công nghệ thông tin; quản lý bệnh viện thông minh với nhiều tính năng được ứng dụng công nghệ 4.0…

Việc ứng dụng CNTT trong ngành y tế đã mang lại nhiều lợi ích cho cả các bệnh viện, thầy thuốc và người bệnh

Sự ra đời của FPT.eHospital phiên bản mới ứng dụng những công nghệ 4.0 giúp lãnh đạo bệnh viện quản lý toàn bộ hoạt động với các số liệu trực tuyến theo thời gian thực, tích hợp chữ ký số, bệnh án điện tử… hướng đến xây dựng bệnh viện không giấy tờ; tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh theo hướng nhanh – gọn – chính xác, giảm thời gian/khối lượng công việc thủ tục hành chính; nâng cao công suất, hiệu suất bệnh viện; Quản lý chặt chẽ tài chính, chống thất thoát, tăng thu, giảm chi...

Với các bác sĩ, FPT.eHospital phiên bản mới hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa; Giảm rủi ro, sai sót thông qua việc cảnh báo tương tác thuốc, sự trùng lặp của trong các toa thuốc; Với bệnh nhân, FPT.eHospital phiên bản mới cung cấp nhiều tính năng thông minh giúp bệnh nhân giảm thời gian đăng ký khám chữa bệnh.

 

Để thúc đẩy hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong công tác khám chữa bệnh và quản lý y tế, hướng tới bệnh viện thông minh, ngày 29/12/2017 Bộ Y tế ban hành thông tư 54/2017/TT-BYT về bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện. Trong bộ tiêu chí được chia làm 7 mức. Nếu bệnh viện nào đạt được đến mức 6-7 (được trang bị phần mềm quản lý thông tin bệnh viện HIS, phần mềm quản lý xét nghiệm LIS, phần mềm lưu trữ và truyền tải hình ảnh PACS, phần mềm bệnh án điện tử, có kios thông tin cho phép bệnh nhân tra cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo... ) thì được coi là bệnh viện thông minh.
Trọng Tiến (st)
Source: SKĐS