- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Hướng dẫn phân tích báo cáo tình hình dịch HIV/AIDS và kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
Để đảm bảo các đơn vị tổng hợp, phân tích, báo cáo đầy đủ tình hình dịch HIV và kết quả triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. Ngày 4/9/2024, Cục phòng, chống HIV/AIDS ban hành Công văn số 1046/AIDS-GSXN “Hướng dẫn phân tích báo cáo tình hình dịch và kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS”.
Nội dung văn bản hướng dẫn chi tiết cách thu thập số liệu về tình hình dịch HIV; Phân bố số người nhiễm HIV còn sống theo địa bàn quận/huyện; giới tính; đường lây truyền; nhóm đối tượng; nhóm tuổi (lũy tích và nhiễm mới); ước tính quần thể nguy cơ cao; xét nghiệm nhiễm mới HIV và thu thập số liệu kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS (Giám sát ca bệnh; Kết quả triển khai báo cáo Thông tư số 05/2023/TT-BYT; Kết quả hoạt động can thiệp giảm hại; tư vấn xét nghiệm HIV; điều trị HIV/AIDS; Điều trị dự phòng Lao/HIV; Điều trị đồng nhiễm HIV/Viêm gan C; Điều trị PrEP; Mạng lưới cơ sở dịch vụ; Kết quả thực hiện chỉ tiêu giao trong năm; Ngân sách, kinh phí hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh…Các số liệu thu thập được sẽ là bằng chứng cụ thể cho việc lập kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS và đề xuất các giải pháp can thiệp phù hợp.
Theo báo cáo của Cục phòng, chống HIV/AIDS, tình hình dịch HIV/AIDS đang có xu hướng phức tạp, số người nhiễm HIV được báo cáo tăng cao trong 3 năm trở lại đây tới hơn 13.000 trường hợp, nhiễm HIV tăng nhanh trong nhóm nam quan hệ đồng giới, nhóm chuyển giới…Nguồn tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS vẫn còn phụ thuộc tới gần 50% vào các dự án quốc tế, nhất là các hoạt động thuộc lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV hiện Quỹ Bảo hiểm y tế sẽ không chi trả. Trong khi nguồn lực tài chính hỗ trợ cho chương trình từ các nhà tài trợ quốc tế ngày càng giảm dần. Do đó việc xác định rõ các ưu tiên, tập trung nguồn lực vào các nhóm có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất và các dịch vụ cần thiết như tư vấn xét nghiệm, điều trị và dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP). Theo Ngân hàng Thế giới (2022), các can thiệp tập trung vào các nhóm nguy cơ cao sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn so với các chương trình can thiệp rộng rãi.
Từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Phương pháp này tuy không thay thế được vaccine HIV hay những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV khác nhưng nó là cách đơn giản làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) qua các thử nghiệm lâm sàng và các can thiệp thực tế trên thế giới. Các nghiên cứu của WHO đã chứng minh sử dụng PrEP đúng cách làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến 97% qua đường tình dục và 75% đối với nhóm tiêm chích ma túy. Cùng với điều trị ARV hiệu quả để tải lượng HIV đạt dưới ngưỡng phát hiện (K=K), PrEP là can thiệp hữu hiệu góp phần kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.
Tuy nhiên, hiện Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng bền vững chương trình PrEP nhằm hướng đến kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030. Đến nay, phần lớn các dịch vụ cho PrEP, bao gồm thuốc ARV là được sự viện trợ từ Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét. Sự viện trợ này có giới hạn. Trong khi kích cỡ quần thể có nguy cơ nhiễm HIV có dấu hiệu gia tăng mạnh và đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó vấn đề được đặt ra ở đây là các hoạt động tạo cầu tiếp cận với quần thể đích cần được thực hiện như thế nào để có tối đa số lượng quần thể này biết PrEP, lựa chọn sử dụng và tuân thủ điều trị PrEP. Nguồn tài chính bền vững cho việc cung cấp PrEP khi nguồn lực quốc tế cắt giảm mạnh và bảo hiểm y tế chưa chi trả cho PrEP đang là thách thức lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống, cần có các mô hình cung cấp dịch vụ và các chính sách tài chính đặc thù để triển khai.
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Tư vấn, xét nghiệm HIV - dịch vụ miễn phí tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh (19/09/2024 11:20)
- Một số lưu ý khi sử dụng PrEP (19/09/2024 11:18)
- Bảo mật thông tin trong cung cấp dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) (16/09/2024 14:29)
- Giảm kỳ thị phân biệt đối xử giúp người có nguy cơ cao nhiễm HIV tiếp cận sớm với các dịch vụ dự phòng, điều trị HIV (16/09/2024 14:27)
- Bắc Ninh thêm nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2024 – 2029 (05/09/2024 09:55)