- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Hướng tới mục tiêu Chấm dứt dịch bệnh AIDS ở Việt Nam vào năm 2030
Trong Tháng hành động quốc gia phòng chống AIDS của Việt Nam và trước thềm Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay, UNAIDS công bố Báo cáo toàn cầu nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS 2022, nêu rõ những bất bình đẳng đang kìm hãm nỗ lực chung hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS để AIDS không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.
Báo cáo có phần phân tích các thách thức đa chiều mà những nhóm dân số chính chịu ảnh hưởng bởi HIV đang phải đối mặt – trong bối cảnh dịch HIV tập trung như ở Viêt Nam, những nhóm này bao gồm người sử dụng và tiêm chích ma túy, người đồng tính nam và những nam giới khác có quan hệ tình dục đồng giới, phụ nữ chuyển giới, người bán dâm và vợ/chồng, bạn tình của những người này. Báo cáo cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có tất cả các quốc gia và mọi người dân cùng đoàn kết, chung tay để có thể vượt qua tất cả thách thức và khắc phục các vấn đề về bất bình đẳng. Rõ ràng đây là một thông điệp rất tương 2 đồng với cách tiếp cận toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS mà Việt Nam đã và đang theo đuổi. Thế giới coi trọng sức mạnh này trong đáp ứng với HIV của Việt Nam và Việt Nam cũng sẽ tiếp tục cần huy động được sức mạnh toàn dân này để có thể chấm dứt AIDS vào năm 2030. Nhờ duy trì liên tục vai trò lãnh đạo, cam kết và các hành động mạnh mẽ, quyết liệt trong phòng, chống HIV/AIDS – bao gồm trong hai năm vất vả phòng, chống COVID-19 vừa qua – Việt Nam đã thành công trong việc đẩy mạnh hơn nữa việc đưa vào thí điểm và triển khai mở rộng các sáng kiến mới lấy con người làm trọng tâm trong phòng, chống HIV/AIDS, trở thành điểm sáng trong áp dụng các sáng kiến mới. Có thể kể đến đề án cấp phát thuốc methadone nhiều ngày, sáng kiến phân phát test để tự xét nghiệm HIV qua mạng internet, cấp phát thuốc ARV nhiều ngày và tốc độ mở rộng rất ấn tượng độ bao phủ dịch vụ dự phòng HIV trước phơi nhiễm (PrEP) mà gần đây nhất là phát động chương trinh cung cấp PrEP từ xa. Những bước tiến này đã không thể đạt được nếu thiếu cam kết chính trị và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ trong phòng chống HIV của Việt Nam. Năm 2022 cũng đánh dấu 10 năm Việt Nam nỗ lực và đã đạt được những bước tiến đáng kể hướng tới mục tiêu bảo đảm nguồn lực tài chính bền vững cho công tác phòng chống HIV. Việt Nam đã và đang chuyển đổi thành công điều trị HIV sang nguồn tài chính từ bảo hiểm y tế. Bước chuyển đổi này không chỉ duy trì bền vững các dịch vụ giúp cứu người và nâng cao chất lượng cuộc sống của người sống với HIV, đóng góp cho sức khỏe cộng đồng của người dân Việt Nam, mà còn cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm mà các quốc gia trong và ngoài khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể học hỏi. Việt Nam cũng đang thí điểm mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS với các tổ chức xã hội, hướng tới duy trì bền vững các dịch vụ dự phòng HIV do cộng đồng cung cấp thông qua sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Đề án thí điểm và cách tiếp cận mới này cũng sẽ giúp tăng cường tính chủ động, tính bền vững và hiệu suất cao hơn của cộng đồng trong cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cũng như xác lập một mô hình tốt cho việc sử dụng nguồn tài chính trong nước đảm bảo cung cấp dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV. Mua sắm dịch vụ phòng, chống HIV với các tổ chức xã hội là mô hình được giới thiệu như là một thực hành tốt trong Báo cáo toàn cầu nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay để tạo cảm hứng và khuyến khích các quốc gia trong khu vực áp dụng. Đồng thời, trân trọng những cống hiến, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị ở Việt Nam cho phòng chống HIV/AIDS, từ Quốc hội Việt Nam tới Ủy ban quốc gia về phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Cục phòng, chống HIV/AIDS và các cục vụ có liên quan khác của Bộ Y tế; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trung tâm kiểm soát bệnh tật ở các tỉnh, thành phố, và các cơ sở khám chữa bệnh,các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng đã và đang tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; các viện, trường; các đối tác phát triển; và cộng đồng người sống với HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Tất cả đều đã góp phần thúc đẩy từng bước tiến lên phía trước của Việt Nam trong công cuộc phòng, chống HIV, hướng tới thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Tuy vậy, chúng ta cũng nhận thức được thách thức ở phía trước vẫn còn nhiều. Số liệu quốc gia cho thấy tiến độ phòng chống AIDS giữa các tỉnh thành còn chưa đồng đều, số ca nhiễm HIV được phát hiện gia tăng trong các nhóm trẻ có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, tỷ lệ thanh thiếu niên làm xét nghiệm HIV và biết kết quả còn thấp, thấp tương tự là tỷ lệ bao phủ điều trị trong nhóm thanh thiếu niên được chẩn đoán nhiễm HIV1 . Chưa đến 50% thanh thiếu niên Việt Nam có hiểu biết toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV và có đến 40% thanh thiếu niên Việt Nam vẫn còn có thái độ phân biệt đối xử với HIV. Việt Nam đã đạt kết quả vô cùng ấn tượng về bao phủ bảo hiểm y tế trong người sống với HIV – đạt 95%, đã có gần 90% số người điều trj ARV được chi trả từ nguồn bảo hiểm y tế, và có hơn 95% những người điều trị ARV được xét nghiệm tải lượng HIV thường xuyên đã đạt được tải lượng dưới ngưỡng ức chế. Tuy vậy, quá trinh chuyển đổi điều trị HIV sang nguồn bảo hiểm y tế vẫn còn một số phức tạp, đòi hỏi sự thích ứng và điều chỉnh của cả con người và hệ thống, để có thể thực hiện và duy trì bền vững được mục tiêu 95-95-95 trong xét nghiệm và điều trị HIV. Một số vấn đề mới nổi như việc sử dụng các loại ma túy mới cũng tạo ra nguy cơ về lây nhiễm HIV và các vấn đề sức khỏe khác, cần đến sự phối hợp đa ngành và môi trường chính sách thuận lợi hơn nữa để có thể đáp ứng hiệu quả. Những thành quả đã đạt được cần được củng cố vững chắc hơn nữa để tránh trường hợp dịch HIV tái bùng phát như chúng ta đã thấy ở một vài quốc gia trong khu vực.
Dù còn nhiều khó khăn phức tạp, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để hiện thức hóa mục tiêu chấm dứt AIDS vào năm 2030. Theo định hướng mang tính chiến lược của Chỉ thị ban hành năm 2021 của Ban bí thư TW ĐCSVN về tăng cường lãnh đạo công tác PC HIV/AIDS 1 Điều tra đa chỉ tiêu về trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam 2021, Tổng cục dân số và UNICEF (2021 MICS) 4 tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, cùng với cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố Chính trị năm 2021 của Liên Hợp Quốc về Chấm dứt Bất bình đẳng để Chấm dứt AIDS, tôi mong đợi sẽ được chứng kiến những hành động mạnh mẽ và kết quả cụ thể hơn nữa của Việt Nam trong thời gian tới. Để làm được như vậy, chúng ta hãy cùng nỗ lực với quyết tâm cao hơn nữa, để đẩy mạnh tiến độ phòng chống HIV ở tất cả các cấp, các địa phương. Hãy triển khai rộng và nhanh hơn nữa các sáng kiến lấy con người làm trung tâm trong phòng chống HIV, để tạo điều kiện cho mọi người dân được tiếp cận dịch vụ theo nhu cầu và phẩm giá. Hãy bảo đảm nguồn lực về con người và tài chính cần thiết để có thể thực hiện các mục tiêu quốc gia trong phòng chống HIV/AIDS. Cùng hành động, Việt Nam sẽ tiếp tục đi đầu trong đáp ứng với HIV trong khu vực và có thêm nhiều kinh nghiệm để tiếp tục chia sẻ với bạn bè quốc tế về không để người dân nào bị bỏ lại phía sau trong PC HIV/AIDS. Đó sẽ không chỉ là kinh nghiệm trong việc khống chế dịch HIV mà còn rất có giá trị học hỏi đối với những nỗ lực lớn hơn về thực hiện Chăm sóc sức khỏe toàn dân và các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Các tổ chức Liên Hợp Quốc sẽ luôn đồng hành cùng tất cả các bạn trên con đường tiến tới chấm dứt AIDS để AIDS không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Tỉ lệ lây nhiễm HIV/AIDS tăng nhanh qua quan hệ tình dục đồng giới nam (01/12/2022 14:13)
- Mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2022 (27/11/2022 07:33)
- 50% người nhiễm HIV là nhóm đồng giới nam - Dịch HIV đã thay đổi hình thái (23/11/2022 16:11)
- Bắc Ninh đẩy mạnh công tác điều trị dự phòng lây nhiễm HIV (23/11/2022 16:08)
- Truyền thông tháng phòng chống HIV/AIDS: “Chấm dứt dịch AIDS - Thanh niên sẵn sàng!” (04/11/2022 08:02)