bn-current-user-online-portlet

Online : 3829
Total visited : 151075444

Kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia sẽ bị phạt đến 1.000.000 đồng

29/09/2020 10:25 View Count: 455

Đây là một trong rất nhiều nội dung mới Nghị định 117 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký và ban hành có hiệu lực từ ngày 15/11/2020 (thay thế nghị định 176) .

Quy đinh rõ các vi phạm và mức xử phạt

Theo đó, Nghị định 117 đã quy định rất rõ vi phạm cũng như trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đặc biệt, tại điểm b, mục 2 Điều 30 của dự thảo nghị định quy định phạt từ 500.000-1.000.000 đồng với hành vi xúi giục, kích động lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng người quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng khi không tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong cơ quan, tổ chức; không thực hiện quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức. Bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng khi không thực hiện các biện pháp phòng chống tác hại của rượu bia.

Lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu, bia trong địa điểm không uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý, điều hành; không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người trong cơ quan thực hiện đúng quy định về không được uống, bán rượu, bia tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành sẽ bị phạt tới 5 triệu đồng.

Ngoài ra, Nghị định 117 mới được ban hành quy định rất rõ mức xử phạt đối với các quảng cáo rượu, bia vi phạm quy định. Những quảng cáo vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15- 20 triệu đồng khi sử dụng người chưa 18 tuổi trực tiếp tham gia quảng cáo.

Cùng với đó, cũng sẽ phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có nồng độ cồn dưới 15 độ và quảng cáo bia có thông tin, hình h khuyến khích uống rượu, bia; thông tin có nội dung, hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

Đáng lưu ý, tại điều 33, dự thảo Nghị định quy định phạt tiển từ 20 triệu -30 triệu đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ với các hình thông tin, nội dung hình ảnh thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, hấp dẫn về giới tính…Hoặc sử dụng những vật dụng, hình ảnh, biểu tượng âm nhạc trong phim nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên, sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi để quảng cáo rượu bia.

Từng địa phương, bộ ngành phải quyết liệt phòng chống rượu, bia

Phát biểu tại Hội nghị  Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, các bằng chứng khoa học đã chỉ ra tác hại của rượu bia như: gây chấn thương do tai nạn giao thông, loạn thần… hay một số tác hại lâu dài về sau như ung thư, tim mạch, xơ gan, ngộ độc bào thai do bà mẹ sử dụng bia rượu.

PHẠT ĐẾN 1.000.000 ĐỒNG ĐỐI VỚI HÀNH VI KÍCH ĐỘNG, LÔI KÉO, ÉP BUỘC NGƯỜI  KHÁC UỐNG RƯỢU BIA

Tổ chức y tế thế giới WHO cũng coi  rượu bia là nguyên nhân thứ 5 trong nhiều nguyên nhân gây ra các ca tử vong  trên toàn cầu.

Không dừng lại ở đó, rượu bia còn có tác hại lớn đối với mỗi gia đình khi có người sử dụng rượu bia, nó làm suy giảm chất lượng nhân lực phá vỡ mối quan hệ gia đình và xã hội.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng nhấn mạnh, do ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng, nên bia, rượu ở nước ngoài là loại hàng hoá ở hầu hết quốc gia kiểm soát chặt chẽ không khuyến khích tiêu dùng.

Các bằng chứng khoa học chứng minh: rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD 10, là một trong bốn yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh không lây nhiễm.

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 14/6/2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới đối với công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, để phòng, chống tác hại của rượu bia  có hiệu quả thì mỗi địa phương nên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của rượu, bia; xây dựng kế hoạch triển khai Luật phòng, phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghi định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu quả. Từng bộ, ngành phải quyết liệt phòng, chống rượu, bia. Nếu để công chức, viên chức vi phạm quy định thì phải xử phạt nghiêm. Từ đó, làm tốt việc nêu gương của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức. 

Khắc Thụy