bn-current-user-online-portlet

Online : 4879
Total visited : 151071307

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân là gì ? Tìm hiểu về Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân

12/06/2022 09:17 View Count: 3155

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 là đạo luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tố chức, cá nhân hữu quan và những biện pháp nhà nước áp dụng để bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

1. Khái niệm luật bảo vệ sức khỏe nhân dân

Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 là đạo luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tố chức, cá nhân hữu quan và những biện pháp nhà nước áp dụng để bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người.Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người.

Với nhận thức sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều kiện cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn s hoá, xã hội và bảo vệ tổ quốc, ngày 30.6.1989, Quốc hội Khóa VIII đã thông qua Luật bảo vệ sức ˆ khoẻ nhân dân. Đây là văn bản luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân đầu tiên trong hệ thống pháp luật nước ta.

Luật gồm 55 điều được chia làm 11 chương với phạm vi điều chỉnh tương đối rộng, liên quan đến hoạt động của nhiều ngành như y tế, vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, thể thao, phục hồi chức năng, điều dưỡng và kế hoạch hoá gia đình. Nhiều quy định của Luật thể hiện một tầm nhìn có tính chiến lược như quy định “bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân" mà không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành y tế. Bên cạnh ngành y tế thì ngành thể dục thể thao, ngành lao động thương binh xã hội cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Luật cũng quy định quyền của mọi công dân Việt Nam “được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ chuyên môn về y fể”. Luật còn quy định rõ chính sách phát triển nền y học Việt Nam rất nhất quán đó là phát triển đồng thời cả nền y học hiện đại và y học cổ truyền, không phân biệt, kì thị giữa hai nền y hoc đó. Luật còn quy định trách nhiệm của mọi tố chứ, cá nhân trong việc đảm bảo vệ sinh trong sinh hoat và lao động, vệ sinh công cộng, phòng và chống dịch bệnh. Luật cũng quy định rõ những chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với những đôi tượng cần được quan tâm đặc biệt trong công tác bảo vệ sức khoẻ như người cao tuổi, thương binh, bệnh binh, người tàn tật và đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em. Luật cũng đặc biệt quan tâm vấn đề quản lí nhà nước đối với việc sản xuất, cấp phép và lưu hành các loại dược phẩm trên thị trường. Những quy định có tính nguyên tắc của Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã được phát triển và cụ thể hoá hơn nữa trong các văn bản pháp luật được ban hành sau này, trong đó phải kể đến Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân (ngày 30.9.1993 và được thay thế bởi Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân ngày 25.02.2003), Bộ luật lao động (ngày 23.6.1994, được sửa đổi, bổ sung ngày 02.4.2002), Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt Sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng (ngày 29.8.1994), Pháp lệnh phòng, chống virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (ngày 31.5.1995), Pháp lệnh người cao tuổi (ngày 28.4.2000), Pháp lệnh thể dục, thể thao (ngày 25.9.2000), Pháp lệnh dân số (ngày 09.01.2003), Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (ngày 26.7.2003).

2. Nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khoẻ.

1- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục vệ sinh trong nhân dân; tiến hành các biện pháp dự phòng, cải tạo và làm sạch môi trường sống; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động, vệ sinh lương thực, thực phẩm và nước uống theo quy định của Hội đồng bộ trngưở.

2- Mở rộng mạng lưới nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, cơ sở tập luyện thể dục thể thao; kết hợp lao động, học tập với nghỉ ngơi và giải trí; phát triển thể dục thể thao quần chúng để duy trì và phục hồi khả năng lao động.

3- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới phòng, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp phát triển hệ thống y tế Nhà nước với y tế tập thể và y tế tư nhân.

4- Xây dựng nền y học Việt Nam kế thừa và phát triển nền y học, dược học cổ truyền dân tộc; kết hợp y học, dược học hiện đại với y học, dược học cổ truyền dân tộc, nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của y học thế giới vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng các mũi nhọn khoa học y học, dược học Việt Nam.

3. Trách nhiệm của các bên.

a.Trách nhiệm của Nhà nước

1- Nhà nước chăm lo bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân; đưa công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; quyết định những chế độ chính sách, biện pháp để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nhân dân.

2- Bộ y tế có trách nhiệm quản lý, hoàn thiện, nâng cao chất lượng và phát triển hệ thống phòng bệnh, chống dịch, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, lưu thông thuốc và thiết bị y tế, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chuyên môn nghiệp vụ y, dược.

3- Hội đồng nhân dân các cấp dành tỷ lệ ngân sách thích đáng cho công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân ở địa phương; thường xuyên giám sát, kiểm tra việc tuân theo pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, của các cơ quan, các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, tập thể, tư nhân và mọi công dân trong địa phương. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo đảm vệ sinh ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh công cộng cho nhân dân trong địa phương; lãnh đạo các cơ quan y tế trực thuộc, chỉ đạo sự phối hợp giữa các ngành, các tổ chức xã hội trong địa phương để thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

b)Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đơn vị vũ trang nhân dân.

Các cơ quan Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh của Nhà nước, các đơn vị vũ trang nhân dân (gọi chung là các tổ chức Nhà nước), các cơ sở sản xuất, kinh doanh của tập thể và tư nhân có trách nhiệm trực tiếp chăm lo, bảo vệ, tăng cường sức khoẻ của những thành viên trong cơ quan, đơn vị mình và đóng góp tiền của, công sức theo khả năng cho công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

c) Trách nhiệm của các tổ chức xã hội.

1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Tổng hội y dược học Việt Nam, Hội y học cổ truyền dân tộc Việt Nam và các tổ chức xã hội khác động viên, giáo dục các thành viên trong tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân và tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong phạm vi điều lệ của tổ chức mình.

2- Hội chữ thập đỏ Việt Nam tuyên truyền, phổ biến những kiến thức y học thường thức cho hội viên và nhân dân, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và cho mọi người, hiến máu cứu người; tổ chức cứu trợ nhân dân khi có tai nạn, thiên tai, dịch bệnh và chiến tranh xảy ra.

4. Quyền được khám bệnh và chữa bệnh.

1- Mọi người khi ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nơi công dân cư trú, lao động, học tập.

Người bệnh còn được chọn thầy thuốc hoặc lương y, chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ra nước ngoài để khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.

2- Trong trường hợp cấp cứu, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tiếp nhận và xử trí mọi trường hợp cấp cứu.

5. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ sức khoẻ.

1- Công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế.

2- Bảo vệ sức khoẻ là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khoẻ nhân dân để giữ gìn sức khoẻ cho mình và cho mọi người.

6. Bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi, thương binh, bệnh binh và người tàn tật.

1- Người cao tuổi, thương binh, bệnh binh và người tàn tật được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình.

2- Bộ y tế, Tổng cục thể dục thể thao hướng dẫn phương pháp rèn luyện thân thể, nghỉ ngơi và giải trí để phòng, chống các bệnh người già.

7. Bảo vệ sức khoẻ đồng bào các dân tộc thiểu số.

1- Nhà nước dành ngân sách thích đáng để củng cố mở rộng mạng lưới y tế khám bệnh, chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là y tế cơ sở ở vùng cao, vùng xã xôi hẻo lánh.

2- Nhà nước có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ y tế công tác tại các vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh.

3- Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm bảo đảm đủ thuốc phòng và chữa bệnh sốt rét, bướu cổ cho các vùng quy định tại khoản 1 của Điều này.

4- Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành có liên quan và các tổ chức xã hội có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục vệ sinh, xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá mới cho đồng bào các dân tộc thiểu số.