bn-current-user-online-portlet

Online : 3310
Total visited : 150806231

Nhìn lại sau 10 năm Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện được thành lập

27/05/2018 09:25 View Count: 196
Ban chỉ đạo Quốc gia vận động HMTN được thành lập 26/02/2008 là một sự cố gắng, mong mỏi và quyết tâm của nhiều đồng chí nguyên là lãnh đạo Bộ y tế, Hội chữ thập đỏ Việt nam qua các thời kỳ, cũng như tâm nguyện của nhiều thế hệ trong ngành Huyết học truyền máu Việt Nam.

Nhìn lại sau 10 năm Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện được thành lập

Ngày 27/04/2018  Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiên máu tình nguyện (HMTN) tổ chức Hội nghị tổng kết  10 năm thực hiện công tác Vận động hiến máu tình nguyện giai đoạn 2008-2017 và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2018-2022.

Ban chỉ đạo Quốc gia vận động HMTN được thành lập 26/02/2008 là một sự cố gắng, mong mỏi và quyết tâm của nhiều đồng chí nguyên là lãnh đạo  Bộ y tế, Hội chữ thập đỏ Việt nam qua các thời kỳ,cũng như tâm nguyện của nhiều thế hệ  trong ngành Huyết học truyền máu Việt Nam.

Giai đoạn  thời kỳ GS. Bạch Quốc Tuyên - Viện trưởng đầu tiên  của ngành huyết học truyền máu Việt Nam,  khi hợp tác với ngành huyết học truyền máu Pháp và Hà Lan. Phía bạn yêu cầu Việt Nam phải có Ban chỉ đạo Quốc gia về HMTN thì phía bạn mới hợp tác(1982-1990).  GS. Bạch Quốc Tuyên đã đề nghị Lãnh đạo Bộ Y tế khi đó là Bộ trưởng GS. Phạm Song. Bộ trưởng hoàn toàn ủng hộ và Viện Huyết học truyền máu đã  trình nhiều văn bản. Tuy nhiên vướng  nhiều lý do, một số vụ chủ chốt của Bộ Y tế và  một số Bộ liên quan không ủng hộ

Các khoa Huyết học truyền máu trên cả nước  khốn đốn về nguồn người cho máu để đảm bảo cho có đủ máu truyền cho người bệnh nhất là những tai biến sản khoa, tai nan lao động và tai nạn giao thông. Người bán máu chuyên nghiệp  vì nhiều lý do họ phải làm, gây nhiều tiêu cực trong công việc  cứu chữa người bệnh. Thế là phải mất  trên 26  năm chúng ta mới thành lập được Ban chỉ đạo Quốc gia hiến máu tình nguyện.

Mặc dù  được thành lập chậm, nhưng đã thực hiện được ước nguyện và lòng mong muốn của nhiều thê hệ lãnh đạo Bô Y tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cũng như nhiều thế hệ  nhân viên làm công tác truyền máu Việt Nam. Cho đến bây giờ sau nhiều năm phấn đấu, chúng ta đã chấm dứt tình trạng mua bán máu, chấm dứt  nhiều tiêu cực tại các cơ sở có thu  gom máu trong các bệnh viện trên toàn quốc (cả dân  y và các bệnh viên lực lượng vũ trang)

Theo quyết định 235/2008/QĐ-Ttg  ngày 20/02/2008  thành phần Ban chỉ đạo gồm: Trưởng ban - Bộ trưởng Bộ Y tế, 03 Phó trưởng ban - Phó trưởng ban thường trực là Chủ tich Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Ngay sau khi kiện toàn Ban chỉ đạo Quốc gia, Ban chỉ đạo vận động HMTN cấp tỉnh ,huyện của 63 tỉnh thành phố trong toàn quốc được thành lập. Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND phụ trách văn xã , các phó trưởng ban, thành viên cũng theo các thành phần như Ban chỉ đạo Quốc gia.

Nhìn vào  quy mô và các thành phần của ban chỉ đạo các cấp từ TW đến cơ sở, không nước nào trên thế giới có được.

Sau 10 năm được thành lập  phong trào HMTN trong cả nước  không ngừng phát triển và thu được kết quả tích cực. Từ năm 2008 đến hết năm 2017 cả  nước tiếp nhận được 9,212,670 đơn vị máu và hiến máu nhắc lại  được 41,5%, tỷ lệ dân số cho máu đạt 1,6%.

Hiến máu tình nguyện- nghĩa cử cao đẹp vì người bệnh (ảnh minh họa)

Nếu như chúng ta tổng kết một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn theo quy định của WHO và các tổ chức quốc tế khác như IFRC, ISBT, IFBDO và IPFA, thì Ban chỉ đạo Quốc gia cũng như ban chỉ đạo các tỉnh thành phố mới có thể đề ra chiến lược và kế hoạch hành động cho năm 2018 – 2022.

Nếu chỉ nêu tăng số lượng máu một cách cơ học thì hàng năm số lượng máu tăng khoảng 10-12% so với năm trước. Chúng ta không biết chưa làm được ở khâu nào, cần tăng cường tuyên truyền ở đối tượng nào…

Đơn vị máu: Hiện nay chúng ta tiếp nhận chủ yếu là 250 ml/mỗi lần hiến máu. Năm 2017 toàn quốc tiếp nhận  57,54% số máu 250 ml, 40,88% số máu 350 ml và 1,5% số máu 450 ml. Trong khi hầu hết các nước trên thế giới  họ tiếp nhận từ 350-450 ml/ mỗi lần hiến máu. Trong những năm tới chúng ta phải làm gì vì tất cả mọi thứ phải tiêu chuẩn hóa quốc tế khi hội nhập.

Thực tế hiến máu tình nguyện ở lứa tuổi 25-45 tuổi rất quan trọng  vì họ ổn định nơi làm việc. Họ không phải thay đổi nhiều nơi sinh sống. Họ là lực lượng chính cho công tác Hiến máu tình nguyện - An toàn trong truyền máu là cho nhắc lại. Nếu người hiên máu chỉ hiến một hoặc hai lần thì huyết tương của họ không đủ tiêu chuẩn để sản xuất các chế phẩm huyết tương (như albumin, immunoglobuline, các yếu tố đông máu  khác)

Còn những người lớn tuổi khi cho máu sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp (giảm lượng sắt dự trữ, giảm mỡ máu…) Ngành huyết học truyền máu phải có các nghiên cứu để tuyên truyền thay đổi cách suy nghĩ và đối tượng hiến máu mới thay đổi đạt mục tiêu ổn định.

Trong báo cáo không có  hiến máu theo giới nam - nữ?

Không biết hàng năm có bao nhiêu người hiến máu lần đầu. Người hiến máu nhắc lại cũng cần cụ thể hơn, đồng thời  không có số người hiến máu bị từ chối hay tạm hoãn HM-( Donors Defferal)

Khắc phục những vấn đề trên  để đạt mục tiêu đến năm 2020-2022 ngành Truyền máu của chúng ta đạt  100% số lượng máu thu được từ người HMTN và 2%  dân số hiến máu ( nay đã đạt 1,6% - đây là nhu cầu máu cho mỗi quốc gia - cần xem thể tích hiến máu của chúng ta để đạt nhu cầu máu thục sự ).

Trọng Tiến (st)
Source: SKĐS