- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Số ca mắc sởi tiếp tục gia tăng, ghi nhận 928 ca mắc sởi từ đầu năm đến nay
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, toàn thành phố ghi nhận 928 ca mắc sởi, tăng gấp 15 lần số với cùng kỳ năm 2018.
Chỉ tính riêng trong tháng 3 và đầu tháng 4/2019, số ca mắc sởi trên địa bàn thành phố dao động từ 70 đến 80 ca/tuần.
Đặc biệt, trong tuần qua từ ngày 15/4 đến 21/4, số ca mắc sởi đã tăng vọt lên 123 ca. Như vậy, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 928 ca mắc sởi (gấp hơn 15 lần so với cùng kỳ năm 2018) nhưng chưa có trường hợp tử vong. Các quận, huyện có số ca mắc sởi cao như: Hoàng Mai có 123 ca, Thanh Xuân 67 ca, Nam Từ Liêm 65 ca, Hà Đông 57 ca, Đống Đa 48 ca, Thanh Trì 46 ca.
Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Số ca mắc sởi tiếp tục gia tăng trên địa bàn thành phố, trong 928 trường hợp ghi nhận từ đầu năm đến nay có 235 trường hợp dưới 9 tháng tuổi (chiếm 25%) và 283 trường hợp trên 15 tuổi (chiếm 30%) đây là các trường hợp có nguy cơ cao với bệnh sởi vì chưa đến tuổi tiêm chủng (trẻ dưới 9 tháng) hoặc người lớn (trên 15 tuổi) thường có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi thấp hơn độ tuổi từ 1 – 15 tuổi. Theo nhận định, dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới trong bối cảnh gia tăng chung của cả nước. Để chủ động phòng chống dịch bệnh sởi, ngành y tế khuyến cáo người dân cần chủ động trong việc vệ sinh môi trường khử khuẩn, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời đi tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng sởi theo quy định.
PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết theo phân tích dịch tễ bệnh nhân sởi năm 2019, bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết nồm ẩm kéo dài. Thế nhưng, năm nay, dù thời tiết nắng nóng những ngày qua nhưng số ca mắc sởi vẫn tăng.
Dự báo, dịch bệnh sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo về số trường hợp mắc sởi trong 3 tháng đầu năm 2019 trên thế giới đã tăng lên 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam nằm trong bối cảnh chung của thế giới. Thậm chí, nhiều ca mắc sởi từ tỉnh khác di chuyển đến Hà Nội.
Được biết, trong tuần qua, một số dịch bệnh như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà… có số mắc tăng nhẹ so với tuần trước đó. Cụ thể, ghi nhận 11 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 4 ca), tay chân miệng ghi nhận 19 ca (tăng 8 ca), ho gà ghi nhận 4 ca (tăng 1 ca). Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội có 185 ca sốt xuất huyết (tăng hơn 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2018), 216 ca tay chân miệng (giảm 19 ca) và 58 ca ho gà (tăng hơn 4,8 lần).
Theo các chuyên gia,dù các dịch bệnh này vẫn trong tầm kiểm soát nhưng thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và gây bệnh. Thêm vào đó, mùa hè là thời gian gia tăng hoạt động đi lại, du lịch, buôn bán, vận chuyển gia cầm cũng làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh truyền nhiễm như: cúm gia cầm, ho gà, bạch hầu, viêm não...
Trước nguy cơ nhiều dịch bệnh có thể bùng phát trong mùa hè, vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh, thực hiện tốt phong trào vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ môi trường làm việc, môi trường sống. Hàng tuần tổng vệ sinh, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh , phun hóa chất diệt ruồi, muỗi và côn trùng gây bệnh; thu gom và xử lý chất thải đảm bảo hợp vệ sinh tránh ô nhiễm môi trường; giữ gìn vệ sinh cá nhân; nơi ở sạch sẽ.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- Thu hồi trên toàn quốc 4 lô thuốc chống dị ứng kém chất lượng (27/04/2019 08:40)
- Xây dựng chính sách phù hợp ngăn chặn tác hại của rượu, bia (25/04/2019 09:10)
- Hội nghị truyền thông phòng chống bệnh tăng huyết áp (24/04/2019 14:37)
- Triển khai cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone thị xã Từ Sơn (24/04/2019 11:00)
- Bộ Y tế triển khai hướng dẫn an toàn người bệnh, an toàn phẫu thuật (24/04/2019 09:31)