- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Trẻ mắc sởi hầu hết do chưa tiêm phòng
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sởi vừa qua là do không tiêm hoặc chưa được tiêm vaccine đầy đủ nên chưa đủ miễn dịch
Trong thời gian gần đây, số lượng trẻ sốt cao, nổi mẩn, nghi sởi đến khám và điều trị ở Khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E có chiều hướng tăng mạnh. Các ca mặc bệnh chủ yếu tập trung ở các quận nội thành như Đống Đa, Hà Đông, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm. Đối tượng mắc chủ yếu là nhóm trẻ dưới 5 tuổi, trong đó nhóm dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, chưa có trường hợp bị biến chứng nặng, dẫn tới tử vong.
BS Trương Văn Quý cho biết, hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do không tiêm hoặc chưa được tiêm vaccine đầy đủ nên chưa có đủ miễn dịch. Các trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đầy đủ đều có khả năng bị bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây. Ngoài ra, ThS Quý lo ngại, gần đây số ca mắc sởi thường nặng hơn vì nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng biến chứng viêm phổi, suy hô hấp…
Bệnh do virus sởi gây ra và thường truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc dịch tiết mũi họng của người bệnh. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng, nên có thể gây dịch lớn. Vì thế, việc trẻ nhỏ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi chưa được tiêm phòng sởi đầy đủ thì khả năng mắc bệnh rất cao.
BS Quý khuyến cáo, cách để phòng bệnh tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất. Hiện nay, Khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E đang tổ chức tư vấn và tiêm chủng cho trẻ nằm trong diện tiêm chủng mở rộng, bảo đảm trẻ được tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh theo đúng quy định.
Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, trong 7 tháng qua, bệnh viện đã tiếp nhận 34 trẻ mắc bệnh sởi, hầu hết các bé dưới 5 tuổi ở nhiều tỉnh, thành như Hưng Yên, Nam Định, Thái Nguyên, Hà Tĩnh…
Theo PGS, TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, các bệnh nhi ở Hà Nội tập trung ở các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai. Đáng lưu ý là 100% các cháu đều chưa được tiêm vaccine phòng bệnh, do đến tuổi tiêm thì trẻ ốm hoặc có trường hợp mẹ sợ nguy hiểm nên không cho con tiêm. Đặc biệt, có 2 bé song sinh 11 tháng tuổi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị viêm phổi nặng do sởi biến chứng hiện đang điều trị tại bệnh viện và có tiên lượng nặng.
Khi trẻ mắc sởi, có nhiều cha mẹ có cách chăm sóc không khoa học, dẫn tới những biến chứng nặng hơn do sởi. “Nhiều gia đình kiêng cho trẻ ăn, kiêng gió và kiêng nước cho trẻ. Trong khi, lúc trẻ bị sởi sẽ rất mệt mỏi, thiếu sức đề kháng nên nếu mẹ vì lo khó tiêu hoá mà kiêng cho con ăn các chất dinh dưỡng, chỉ cho ăn cháo trắng, sẽ khiến cơ thể trẻ bị suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng. Sức đề kháng của trẻ vì thế mà giảm đi, kéo theo thời gian điều trị kéo dài hơn và dễ lây nhiễm các bệnh khác…”, BS Bùi Vũ Huy nói.
BS Huy khuyến cáo, để phòng bệnh sởi cho trẻ, các gia đình cần chủ động đưa con đi tiêm phòng theo đúng độ tuổi, đúng lịch. Các trường hợp mắc sởi cần phải được ở phòng thoáng, đủ ánh sáng, nghỉ ngơi, ngủ đủ, vệ sinh răng miệng. Tuyệt đối tránh các tập tục kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- Thông tin mới nhất về tình hình cung ứng vắc xin dại (13/08/2018 15:07)
- Nhiều trẻ được bú sữa non ngay sau sinh (07/08/2018 15:04)
- Lợi ích lớn từ việc nuôi con bằng sữa mẹ (07/08/2018 14:56)
- [Infographic] Lợi ích gì khi trẻ được bú mẹ sớm ngay sau sinh? (07/08/2018 14:13)
- Chủ động cung ứng vaccine, bảo đảm an toàn công tác tiêm chủng mở rộng (07/08/2018 08:00)