- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Việt Nam có tỷ lệ ức chế virus HIV đạt mức không lây nhiễm thuộc diện cao nhất thế giới
Đó là nhận định của bà Caryn R. McClelland, Phó Đại sứ Hoa Kỳ và TS.John Blandford, Giám đốc CDC Việt Nam tại chiến dịch quốc gia Không phát hiện = Không lây truyền (K=K), nghĩa là người nhiễm HIV sẽ không lây truyền virus HIV sang cho người khác nếu tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu.
Phát biểu tại chiến dịch quốc gia "Không phát hiện = Không lây truyền" (K=K) tại Bệnh viện Bạch Mai, Phó Đại sứ Hoa Kỳ Caryn R. McClelland cho biết: "Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. Chúng ta nên khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng virus cho những người có HIV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm hay còn gọi là PrEP với mục đích dự phòng cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, chúng ta có thể ngăn chặn sự lây truyền HIV".
Khởi động chiến dịch quốc gia "Không phát hiện = Không lây truyền" (K=K) tại Bệnh viện Bạch Mai
Các nghiên cứu khoa học gần đây đưa ra bằng chứng: "Một người uống thuốc kháng virus (ARV) hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt được và duy trì tải lượng virus ở mức không phát hiện được, không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình âm tính."
Tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu được xác định là ngưỡng không phát hiện. Bằng chứng khoa học này gọi là "Không phát hiện = Không lây truyền" (K=K). Nhiễm HIV không còn là bệnh "vô phương cứu chữa" mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và điều trị được.
Theo TS.John Blandford, Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới thực hiện chiến dịch K=K và là nước đầu tiên ở châu Á đi tiên phong trong chiến dịch này. Giám đốc CDC tại Việt Nam cho biết Việt Nam đã thể hiện vai trò tiên phong của mình trong phong trào toàn cầu đối phó với dịch HIV/AIDS. Việt Nam đã truyền cảm hứng cho các nước khác, nhiều nước khác đã học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam như Zambia, Ấn Độ, Thái Lan,.... trong việc triển khai chương trình thuốc ARV cho người nhiễm HIV và chiến dịch K=K.
TS.John Blandford, Giám đốc CDC tại Việt Nam
Đây là phát hiện quan trọng, nếu được truyền thông và quảng bá rộng rãi sẽ giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ.
Trên thế giới đã có sự đồng thuận về thông điệp K=K. Tính đến ngày 30/7/2019, đã có 895 tổ chức từ 98 quốc gia trên thế giới chia sẻ thông điệp K=K và thông điệp này đã được dịch sang hơn 25 ngôn ngữ, bao gồm U=U theo tiếng Anh; K=K theo tiếng Việt; N=N theo tiếng Hà Lan; B=B theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và I=I theo tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý và tiếng Bồ Đào Nha.
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS cho biết: "Chúng ta có thể đạt được mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân. 90% số người biết được tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới mức ức chế, giảm nguy cơ lây truyền,...) và kiểm soát được nhờ K=K.
TS. John Blandford, Giám đốc CDC tại Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh: "Chúng tôi đánh giá cao sự chỉ đạo và cam kết của Chính phủ Việt Nam. Nhờ có sự hợp tác giữa hai chính phủ, tôi tin chắc rằng thông điệp K=K sẽ giúp thay đổi cuộc sống của những người sống chung với HIV và rộng hơn nữa là cả cộng đồng. Tất cả chúng ta đều có thể sống và yêu như bất kỳ ai khác."
Đúng như lời TS.Blandford, nếu bạn đời của bạn có ngưỡng tải lượng virus HIV dưới 200 bản sao/ml máu, được coi là ngưỡng không phát hiện, thì sẽ không truyền sang bạn. Vì vậy kể cả người đã nhiễm virus rồi mà điều trị tích cực bằng thuốc ARV để giảm tải lượng virus xuống còn dưới 200 bản sao/ml máu thì vẫn có thể sinh con và có mối quan hệ viên mãn. HIV không đáng sợ như bạn nghĩ, bạn vẫn có thể chung sống hạnh phúc với người bạn đời nhiễm HIV, sinh con như bình thường mà không lo nhiễm HIV, miễn người bạn đời của bạn dùng thuốc ARV để ức chế tải lượng xuống mức K=K.
Để chuẩn bị cho Chiến dịch quốc gia K=K này và Tháng Hành động Quốc gia về Phòng, chống HIV/AIDS vào tháng 11, VAAC đã ban hành Hướng dẫn truyền thông về K=K ngày 6/9/2019. Việt Nam là quốc gia tiên phong toàn cầu về K=K và là quốc gia đầu tiên trong các nước PEPFAR ban hành Hướng dẫn truyền thông về K=K. Được phát triển với sự hỗ trợ kỹ thuật của CDC, hướng dẫn K=K công nhận những phát hiện khoa học từ 4 nghiên cứu lớn chứng minh rằng HIV không thể lây truyền qua đường tình dục khi bạn tình dương tính với HIV được điều trị liên tục, hiệu quả với tải lượng virus không phát hiện được – nghĩa là số lượng virus trong cơ thể xuống thấp đến mức không thể phát hiện. Hướng dẫn đưa ra cách thức để các tỉnh của Việt Nam có thể đưa thông điệp K=K vào các cơ sở y tế, truyền thông điệp đến cán bộ y tế, người bệnh, và các nhóm người bị ảnh hưởng.
Có một ý nghĩa đặc biệt đằng sau việc tổ chức Lễ phát động chiến dịch K=K quốc gia tại bệnh viện Bạch Mai. Bạch Mai vừa ghi dấu mốc 10 năm cung cấp dịch vụ HIV và cũng là một trung tâm điều trị HIV chất lượng cao với 98,4% bệnh nhân HIV đạt tải lượng virus không phát hiện được.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- Vận động chính sách đảm bảo phân bổ ngân sách địa phương cho hỗ trợ mua thẻ BHYT và đồng chi trả thuốc ARV (17/10/2019 15:40)
- HIV không còn là "án tử" mà là bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng, quản lý được (07/08/2019 15:20)
- Giảm tỉ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ xuống dưới 2% vào năm 2020 (08/06/2019 14:16)
- Phòng tránh HIV lây truyền từ mẹ sang con (04/06/2019 07:53)
- Phòng tránh HIV lây truyền từ mẹ sang con (04/06/2019 07:53)