bn-current-user-online-portlet

Online : 3764
Total visited : 151075416

Nâng cao trình độ chuyên môn cho gần 4.000 bác sĩ điều trị bệnh đái tháo đường

23/04/2019 09:30 View Count: 104

Chiều 23- 4, tại Hà Nội, Hội Nội tiết và Đái tháo đường (ĐTĐ) Việt Nam và công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn điều trị bệnh ĐTĐ (iSTEP-D PLUS) và Chương trình giáo dục bệnh nhân ĐTĐ (iCARE).

Nâng cao trình độ chuyên môn cho gần 4.000 bác sĩ điều trị bệnh đái tháo đường

Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam và Công ty Sanofi-Aventis Việt Nam thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ Chương trình iSTEP-D Plus & iCare

Theo đó, trong hai năm 2019-2020, iSTEP-D Plus sẽ được thực hiện theo ba giai đoạn. Trong giai đoạn 1,10 chuyên gia Nội tiết từHội Nội tiết ĐTĐ Việt Nam và các bệnh viện lớn tại Việt Nam sẽ sang tập huấn tại Trung tâm ĐTĐ hàng đầu thế giới (Bệnh viện Park Nicollet, Hoa Kỳ). Sau đó, các khóa tập huấn nâng cao về tối ưu hóa kiểm soát bệnh ĐTĐ và điều trị bằng insulin sẽ được triển khai tại năm trung tâm đào tạo cho 200 bác sĩ nội tiết từ các bệnh viện ở giai đoạn 2.

Trong giai đoạn 3, chương trình đào tạo trực tuyến về quản lý và điều trị ĐTĐ dành cho hơn 2.000 bác sĩ đa khoa toàn quốc có nhu cầu nâng cao kiến thức tổng quát về điều trị ĐTĐ sẽ được triển khai. Cùng với đó là tổ chức các khóa huấn luyện thực tế tại các bệnh viện tỉnh để đào tạo cho 1.000 bác sĩ đa khoa.

Với chương trình iCARE, hàng nghìn bệnh nhân ĐTĐ sẽ được hướng dẫn quản lý bệnh tại nhà, đảm bảo tuân thủ thuốc trong quá trình điều trị và nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, phần mền quản lý người bệnh ĐTĐ cũng được xây dựng đểsớm triển khai.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Việt Nam nằm trong khu vực “điểm nóng” ĐTĐ của Tây Thái Bình Dương, đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch thế kỷ này. Mục tiêu đẩy lùi căn bệnh ĐTĐ, giảm tác động lên đời sống bệnh nhân đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn ngành y tế. Việc triển khai iSTEP-D Plus và iCARE sẽ góp phần thực hiện các giải pháp để đạt mục tiêu đó.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị liên quan triển khai đào tạo theo nhóm làm việc đa chuyên khoa, vì người bệnh ĐTĐthường có những biến chứng mạch máu, mắt, thận… Đặc biệt theo chương trình Sức khỏe Việt Nam thì trong thời gian tới ngành y tếsẽ đẩy mạng các giải pháp để y tế cơ sở hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, cho nên cần tăng cường đào tạo cho cán bộ y tếđang làm việc tại cơ sở để có thể phát hiện sớm, quản lý, điều trị người bệnh ngay tại cơ sở.

GS, TS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam cho biết cả nước hiện có khoảng 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh ĐTĐ, tương đương với 6% tổng dân số. ĐTĐ là căn bệnh gây tử vong đứng thứ ba trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, với khoảng 29.000 ca tử vong hằng năm do các biến chứng liên quan.

Đáng lo ngại, có tới 63% số người mắc bệnh chưa được chẩn đoán và 70% số bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ típ 2 chưa đạt mục tiêu điều trị.

Nguyên nhân chủ yếu của sự bùng nổ bệnh ĐTĐ tại Việt Nam là do chế độ ăn uống, vận động không hợp lý của lối sống xã hội hiện đại bên cạnh các yếu tố về di truyền. Căn bệnh mãn tính này đang tạo ra gánh nặng lớn đè lên vai người bệnh và xã hội cũng nhưtạo ra áp lực ngày càng tăng lên hệ thống y tế. Năm 2017, nước ta đã tiêu tốn khoảng 765,6 triệu Đô la Mỹ cho việc điều trị bệnh ĐTĐ trên toàn quốc. Ngoài ra, người bệnh mất khả năng lao động, tàn tật, nghỉ hưu trước tuổi và những chi phí về phương tiện đi lại, điều kiện sinh hoạt...

Minh Hùng (st)
Source: Theo báo nhân dân