- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Đẩy nhanh tiến độ liên thông kết quả xét nghiệm
Đẩy nhanh tiến độ liên thông kết quả xét nghiệm, công nhận lẫn nhau giữa các bệnh viện; phấn đấu xây dựng công nghiệp dược, trong một tương lai không xa sẽ thành công nghiệp mũi nhọn cùng với công nghiệp vaccine…là những vấn đề được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cam kết thực hiện trước Quốc hội.
Sẽ đẩy nhanh tiến độ liên thông kết quả xét nghiệm
Việc liên thông kết quả xét nghiệm, công nhận lẫn nhau giữa các bệnh viện để giảm thời gian chờ đợi cũng như tiết kiệm chi phí là vấn đề nhiều cử tri quan tâm. Các đại biểu quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Y tế về lộ trình thực hiện chủ trương này. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hứa sẽ đẩy nhanh tiến độ.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đác Nông) cho biết, lộ trình của Bộ Y tế đến năm 2020 liên thông kết quả xét nghiệm đối với các cơ sở xét nghiệm trong phạm vi một tỉnh và đến năm 2025 liên thông kết quả toàn quốc. Ông đề nghị Bộ trưởng báo cáo tiến độ triển khai và có thể đẩy nhanh để tiết kiệm chi phí cho người dân hay không?
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, năm 2017, 2018 đã triển khai được 28 bệnh viện trực thuộc Bộ (bệnh viện tuyến Trung ương). Nhưng điều kiện là các bệnh viện này phải có các phòng xét nghiệm đạt ISO 15189. Bộ Y tế sẽ tổng kết các bệnh viện đã làm thí điểm và sẽ tìm hiểu xem khả năng có thể nhân rộng và đẩy nhanh tiến độ hay không.
“Bộ Y tế sẽ phấn đấu cùng các tỉnh để đẩy nhanh tiến độ hơn”- Bộ trưởng nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) thắc mắc, vì sao phải thí điểm ở 28 bệnh viện? Ông cho rằng, nên để cho các cơ sở cứ đăng ký và việc của Bộ là quản lý chất lượng, kiểm tra đạt được chất lượng thì cho liên thông và cho liên thông càng sớm càng tốt.
“Tôi kiến nghị chính thức với Bộ trưởng cho liên thông càng sớm càng tốt để giúp cho công tác chẩn đoán bệnh được tốt hơn”- đại biểu của Hà Nội nói.
Việt Nam đã sản xuất được 11/12 loại vaccine
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (TP Hà Nội) hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế về tiềm năng, thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp dược và công nghiệp y tế Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (Hà Nội)
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã báo cáo rất cụ thể. Bà dẫn nhiều số liệu cho biết, thực trạng hiện nay tổng chi về thuốc ở Việt Nam là hơn 5 tỷ USD theo thống kê năm 2017. Về xếp hạng công nghiệp dược của Việt Nam so với quốc tế theo bốn bậc, bậc 4 là cao nhất thì Việt Nam đứng vào bậc 2,5. Sản phẩm thuốc trong nước hiện chiếm khoảng gần 50% nhu cầu trong nước. Một số sản phẩm của chúng ta đã có khả năng xuất khẩu.
Bộ trưởng Y tế cho biết, về công nghiệp vaccine thì chúng ta cũng sản xuất được 11/12 vaccine, như vaccine sởi và rubella được y tế thế giới khuyến cáo nên xuất khẩu và được công nhận NRA (công nhận quốc tế y tế thế giới về quản lý, sản xuất vaccine). Trong những ngày gần đây, Việt Nam đã sản xuất thành công và sẽ cho cấp phép lưu hành vaccine chống bệnh cúm mùa.
Bộ trưởng nhấn mạnh, chiến lược phát triển ngành dược là phấn đấu đến năm 2020 cố gắng đạt được 80% nhu cầu sản xuất thuốc trong nước.
“Vấn đề này phải nói là rất khó, tuy nhiên chúng tôi đang nỗ lực” - Bộ trưởng Y tế nói.
Bộ trưởng cũng nêu ra một vài hạn chế của sản phẩm dược trong nước, đó là còn đơn giản về dạng bào chế, chưa sản xuất được nhiều biệt dược và vẫn phải nhập khẩu. Hơn nữa, công tác tiếp thị và đặc biệt khoa học quản trị của chúng ta vẫn còn yếu so với các doanh nghiệp nước ngoài.
“Đây là những hạn chế và chúng tôi nghĩ trong thời gian tới thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, Quốc hội và nghị quyết Trung ương sẽ phấn đấu xây dựng công nghiệp dược, trong một tương lai không xa sẽ thành công nghiệp mũi nhọn, cùng với công nghiệp vaccine” - Bộ trưởng khẳng định.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Đổi mới hệ thống khám chữa bệnh theo hướng 3 tuyến chuyên môn kỹ thuật? (02/11/2018 09:31)
- Những điểm mới nhất về khám chữa bệnh BHYT sẽ áp dụng từ tháng 12 tới, ai cũng cần biết (02/11/2018 09:29)
- Cơ sở điều trị HIV/AIDS phải hỗ trợ đăng ký BHYT cho người bệnh (02/11/2018 09:07)
- Bộ Y tế sẽ xử lý nghiêm việc cho thuê bằng để mở quầy thuốc tây (01/11/2018 09:51)
- Tháo “rào cản” cho trạm y tế xã trong khám chữa bệnh BHYT (01/11/2018 09:46)