- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Dịch sởi bước vào mùa cao điểm
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận khoảng 100 ca mắc sởi nằm viện. Tuy nhiên, chỉ 9 tháng đầu năm 2018, đã có gần 250 ca mắc sởi được điều trị tại đây.
Gia tăng số ca mắc sởi
Ngày 2-10, tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho khoảng 20 bệnh nhi mắc sởi, trong đó, có những trẻ sơ sinh chỉ hai tháng tuổi.
Bà Hán Thị H (Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội), bà nội của bé Nguyễn Thanh T (hai tháng tuổi) cho biết, bé T vừa được nhập viện một ngày. Lúc một tháng bốn ngày bé mắc phổi, nằm viện Xanh Pôn 10 ngày khỏi phổi thì bố mẹ được phát hiện bị bệnh sởi. Đến thời điểm này, cả bố và mẹ bé T đều đang nằm điều trị sởi tại Bệnh viện 198, còn bé được bà nội chăm sóc tại BV Nhi Trung ương. Bà H cho hay, khi mẹ đi chăm bố bị sởi cũng có biểu hiện sốt virus, nhưng vẫn cho con bú. Sau đó, mẹ T sốt phát ban khắp người, được chẩn đoán sởi.
Bà Hán Thị H chăm cháu nội hai tháng tuổi lây sởi từ bố mẹ.
Gia đình cẩn thận cho bé T đi test sởi cách đây 5 ngày, nhưng tại Bệnh viện E, bé âm tính với sởi. Ba ngày trước, bé rơi vào tình trạng sốt li bì, phát ban khắp người, khi nhập viện E, bé T được chẩn đoán mắc sởi và chuyển tuyến lên BV Nhi Trung ương. “Cháu tôi mới nhập viện một ngày, bác sĩ cũng chưa nói cháu nó có sởi nặng không”, bà H suy tư nói.
Tại BV Nhi Trung ương, nhiều bà mẹ quyết định vượt tuyến ôm con lên thẳng tuyến Trung ương vì thấy con sốt cao liên tục không dứt mà không tìm ra bệnh. Chị Nguyễn Thị V (Thạch Trung, Hà Tĩnh) cho biết, cách đây 6 hôm, con chị sốt cao li bì nhưng bác sĩ tuyến tỉnh không tìm ra nguyên nhân. Khi thấy bé có triệu chứng cứng cổ, nôn ói, bác sĩ chẩn đoán bị viêm màng não muốn chọc tủy lấy dịch tủy não. “Tôi không muốn cho bé điều trị theo cách đó nên ôm con lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ thấy nổi ban không sốt nghi sởi nên cho phòng cách ly một ngày thấy bé không sốt lại, hy vọng không phải là sởi. Chắc mai kia con tôi được ra viện”, chị V nói.
Con chị Nguyễn Thị V sắp được ra viện.
Cũng đến từ Nghệ An, thấy con sốt 5 ngày không hạ nên gia đình bé Lê Văn Nam K (13 tháng) khăn gói từ Nghệ An ra BV Nhi Trung ương. Tại đây, bé được chẩn đoán mắc sởi và điều trị cắt cơn sốt. Tuy nhiên, hiện bé bị bội nhiễm viêm phổi nên vẫn phải tiếp tục nằm điều trị.
Miễn dịch sởi kém trong cộng đồng
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ tháng 5 đến tháng 8-2018, số ca mắc sởi tăng đột biến với khoảng gần 70 ca mắc/tháng. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tăng gấp 30 lần (3 ca/tháng vào năm 2017). Số ca mắc Sởi của Hà Nội năm nay cao gấp 10 lần năm 2015, gấp 130 lần năm 2016, gấp gần 5 lần năm 2017. Nếu như các năm trước, số ca bệnh xuất hiện chủ yếu trong mùa xuân thì năm 2018 lại xuất hiện nhiều ở mùa hè và mùa thu.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, sau bốn năm, có thể năm 2018 lại bước vào chu kỳ sởi, rất đáng lo ngại. Nếu như mọi năm chỉ ghi nhận khoảng 100 ca mắc thì từ đầu năm 2018 đến nay đã có khoảng 250 ca mắc. Con số nhích lên hơn gấp đôi so với cùng kỳ mọi năm cũng là điều mà các bác sĩ chú ý cảnh báo với cộng đồng, chú ý hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng và tại bệnh viện.
“Trong số các ca nhập viện, có một số đối tượng chưa được tiêm phòng. Đặc biệt, đầu tháng 9, có trường hợp trẻ sơ sinh 14 ngày tuổi nhiễm virus sởi và cả hai mẹ con đều mắc sởi. Có thể thấy, số các cháu không tiêm phòng bị mắc sởi nhiều hơn, đặc biệt ở các cháu chưa đến tuổi tiêm phòng. Số miễn dịch sởi trong cộng đồng ở bà mẹ độ tuổi sinh đẻ đang giảm xuống”, BS Điển cho hay.
Số bệnh nhi mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng cao so với tháng trước.
Theo BS Điển, mỗi ca bệnh khi vào viện đều được các bác sĩ phân tích đặc điểm dịch tễ liên quan đã tiêm hay chưa tiêm phòng, đến từ cộng đồng hay bệnh viện. Thời gian qua, trên cơ sở nhiều ca bệnh mắc sởi đến từ Nghệ An, Phú Thọ, Hải Dương, các BS Bệnh viện Nhi Trung ương xác định đặc điểm dịch tễ và thông tin cho y tế địa phương để những đơn vị tiếp nhận bệnh nhân có kế hoạch kiểm soát phòng ngừa.
BS Điển cũng nhấn mạnh, diễn biến sởi năm nay rải rác quanh năm chứ không trội theo thời điểm nào. Tuy nhiên, ở thời điểm này, số ca phải nằm viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương là khoảng 20 bệnh nhân, cao gấp đôi so với các tháng trước (8-10 bệnh nhân).
“Chúng tôi cũng lo lắng về sự gia tăng này và tăng cường làm công tác truyền thông để bố mẹ nắm được những khuyến cáo cần thiết để giảm bớt con số mắc sởi trong năm nay. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tạo môi trường sạch sẽ nhất có thể cho con em mình. Khi phát hiện bệnh cần có chiến lược cách ly người bệnh, phòng ngừa lây nhiễm cho đối tượng chung quanh”, BS Điển khuyến cáo.
Theo các BS tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, virus sởi lây lan rất mạnh, nếu tiếp xúc trong khoảng ngắn 1m hoàn toàn có thể lây virus sởi. Với đặc tính lây lan mạnh như thế thì không căn cứ vào mùa nào sởi sẽ bùng phát.
Do đó, các gia đình cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ mũi, họng, tay chân miệng để không chỉ phòng sởi mà còn phòng cả những bệnh vào thời điểm giao mùa như cúm, tay chân miệng.
“Các gia đình phải chú ý đưa con đi tiêm chủng theo lịch hẹn. Hiện nay, Bộ Y tế đang quy định trên 9 tháng cho trẻ đi tiêm phòng sởi, nhưng chúng tôi đang có đề nghị để Bộ có quyết định tiêm sớm hơn, cho các cháu bé từ 6 tháng dựa trên miễn dịch cộng đồng đang giảm xuống. Đặc biệt, các bà mẹ đang lứa tuổi sinh đẻ nên đi tiêm phòng sởi –rubella để nâng cao miễn dịch cho mẹ và 9 tháng đầu cho con mình”, BS Điển nói.
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Gia tăng nhanh số ca mắc tay chân miệng trên toàn quốc (04/10/2018 14:37)
- Thêm một loại vắc xin phòng bệnh kết hợp 5 trong 1 (03/10/2018 15:34)
- Trung tâm KSBT tỉnh Đẩy mạnh công tác xét nghiệm rượu, thực phẩm (03/10/2018 13:50)
- Việt Nam lưu hành thêm một loại vaccine 5 trong 1 (28/09/2018 14:45)
- Nghiên cứu thành công vaccine cúm chỉ bằng 1/3 giá thuốc nhập khẩu (27/09/2018 14:40)