- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
GS, TS Nguyễn Thu Vân 45 năm "nặng lòng" với ngành vaccine Việt Nam
Dành trọn cuộc đời cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vaccine phòng bệnh cho người, GS, TS Nguyễn Thu Vân ao ước: “Chỉ mong xin được một km đường để dành cho nghiên cứu khoa học, chắc chắn ngành vaccine Việt Nam sẽ phát triển hơn rất nhiều và không thua kém gì các nước trên thế giới".
-
GS, TSKH Nguyễn Thu Vân đã có 45 năm nghiên cứu về vaccine.
Phóng viên: Giáo sư hẳn đã có rất nhiều quyết định liều lĩnh trong cuộc đời làm khoa học của mình?
GS, TSKH Nguyễn Thu Vân: Có nhiều chứ, đó là khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu vaccine mới bằng chủng tự mình làm ra mà thế giới chưa có tiền lệ. Khi đó, chúng tôi gặp rào cản rất lớn từ thế giới.
Như trường hợp nghiên cứu sản xuất vaccine H5N1, chúng tôi đã nghiên cứu công nghệ mới là làm trên tế bào thận khỉ tiên phát. Trên thế giới người ta sản xuất trên trứng gà sạch có phôi nhưng chúng ta khi đó chưa có điều kiện nuôi giống gà sạch để làm nghiên cứu. Trong khi đó, chúng ta có đảo khỉ, có kinh nghiệm nuôi cấy tế bào tại sao không tận dụng để đẩy nhanh tiến độ hơn.
Khi thế giới biết chúng ta nghiên cứu chủng mới, họ cử đoàn chuyên gia 5-6 người đầu ngành sang Việt Nam để phỏng vấn nhóm nghiên cứu. Lúc đó, tôi là chủ nhiệm nhóm nghiên cứu phải đứng ra trả lời về quy trình công nghệ, về nguồn nguyên liệu đầu là khỉ có được kiểm soát để bảo đảm tính an toàn hay không, tế bào đưa vào sử dụng có mang mầm bệnh của khỉ không. Dần dần thì các cơ quan quản lý cũng tin.
Nhưng khi đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng (lần đầu tiên áp dụng GCP theo quy định của quốc tế) thì chúng tôi lại gặp khó khăn. Lúc bấy giờ có rất nhiều các ý kiến trái chiều khiến quá trình bảo vệ đề cương nghiên cứu đã diễn ra nhiều tháng mới được thông qua.
Có lúc trước hội đồng, tôi bật khóc. Nhưng rồi thời gian cũng qua, mình cũng đã chứng minh được tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vaccine phòng H5N1 do chúng tôi nghiên cứu. Dù vaccine này đến nay chưa được thương mại hóa nhưng mình đã có sẵn công cụ, nếu có dịch bùng phát, chúng ta có thể sản xuất ngay.
GS, TSKH Nguyễn Thu Vân, Chủ nhiệm Ban Chủ nhiệm Chương trình sản phẩm quốc gia vaccine sử dụng cho người, nguyên Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vaccine và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH).
Bà từng giành Giải thưởng Kovalevskaia dành cho Tập thể các nhà khoa học nữ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương năm 1999; Giải thưởng cá nhân WIPO (World Intellectual Property Organization) - giải thưởng của Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới dành cho công trình nghiên cứu sản xuất vaccine Viêm gan A; Giải thưởng Vifotec dành cho vắc-xin viêm gan A, viêm gan B; Huân chương Lao động hạng 2, Huân chương Lao động hạng 3 do Chính phủ trao tặng.
Phóng viên: Vaccine phòng Covid-19 đang là vấn đề nóng của thế giới để giải bài toán khống chế được dịch. Tại Việt Nam, chúng ta đang có những tín hiệu khả quan phải không thưa giáo sư?
GS, TSKH Nguyễn Thu Vân: Với vaccine Covid-19, mình quá thiếu nguồn lực về mọi mặt. Thế giới họ đầu tư nguồn lực rất lớn, nhưng tại Việt Nam, tiền ngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu vaccine rất hạn chế.
Chúng ta cũng chậm so với thế giới trong sản xuất vaccine Covid-19. Đến nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm và xây dựng quy trình sản xuất, kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng cũng chưa có đầy đủ và hoàn thiện.
Tôi cho rằng, ngay khi xảy ra dịch, cơ quan quản lý cần kêu gọi các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine và định hướng các đơn vị này nghiên cứu vaccine Covid-19. Ở đây chúng ta phải chờ đợi sự tài trợ trong nước và quốc tế, hợp tác quốc tế nên tiến độ có phần bị chậm.
-
Nhanh nhất, giữa năm 2022, Việt Nam mới có vaccine Covid-19.
Phóng viên: Một người phụ nữ làm nghiên cứu khoa học có gặp nhiều rào cản gì không, thưa giáo sư?
GS, TSKH Nguyễn Thu Vân: Mọi người hay có suy nghĩ phụ nữ trong mọi lĩnh vực sẽ bị hạn chế hơn so với nam giới vì vừa phải làm thiên chức người phụ nữ, đảm đang gia đình, con cái.
Với tôi, cũng có một số khó khăn do gia đình chi phối nhưng may mắn là tôi được gia đình hỗ trợ nhiều, con cái cũng tự lập.
Chỉ có khó khăn là thời trước, khi làm khoa học cũng gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị, nguồn lực, tài liệu nghiên cứu để tiếp cận. Cũng may mắn Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có cơ sở vật chất khá hơn nên chúng tôi cũng đã được nuôi dưỡng trong một nôi đầu ngành về khoa học, thuận tiện hơn.
Chúng tôi tiến hành được một số nghiên cứu mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cho đến bây giờ. Những vaccine tiêm chủng mở rộng từ năm 1997 mà chúng tôi nghiên cứu đến nay cũng vẫn phát huy hiệu quả.
-
GS, TSKH Nguyễn Thu Vân vẫn còn rất nhiều ấp ủ cho ngành vaccine Việt Nam.
Phóng viên: 45 năm gắn bó với ngành vaccine, giáo sư hẳn bà còn nhiều điều ấp ủ khi chúng ta bị bỏ lỡ nhiều cơ hội khẳng định được vị trí của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu vaccine?
GS TSKH Nguyễn Thu Vân: Tôi rất mong muốn Việt Nam sẽ đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng thực tế.
Trong các đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Khoa học Công nghệ bao giờ cũng quan tâm đến vaccine vì có tính ứng dụng cao, mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng. Nhưng việc đầu tư cho vaccine hiện vẫn còn nhỏ giọt, thiếu nguồn lực.
Chúng tôi từng nói nếu Nhà nước có cách nhìn, tiếp cận và đầu tư cho ngành sản xuất vaccine thì chắc chắn mình sẽ tiến xa hơn nữa, không kém các nước. Chúng tôi thường hay nói đùa với nhau, chúng tôi chỉ mong muốn có số tiền làm một km đường cao tốc để đầu tư cho lĩnh vưc nghiên cứu và sản xuất vaccine ở Việt Nam, ngành vaccine Việt Nam sẽ phát triển hơn rất nhiều.
Vaccine là một lĩnh vực quan trọng, cần thiết nên đến bây giờ dù nghỉ, tôi vẫn rất tâm huyết vì đến nay, tôi vẫn còn trăn trở nhiều loại vaccine, đã bắt tay vào làm nhưng chưa kết thúc được.
Điển hình là vaccine dại. Trước đây, chúng ta làm theo công nghệ cũ. Sau đó thế giới không sử dụng nữa thì chúng tôi tìm đầu tư, chuyển giao công nghệ ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên, khi triển khai gặp chút khó khăn nên phải ngừng lại. Vaccine dại thật sự vẫn rất cần thiết nhưng chưa có cơ sở sản xuất nào trong nước làm được.
Vaccine sốt xuất huyết trên thế giới cũng đã đưa vào sử dụng một loại vaccine nhưng xảy ra phản ứng không mong muốn nên cũng đã cho ngừng sử dụng. Tôi từng hợp tác để xin chuyển giao công nghệ và chúng tôi đã làm xong nghiên cứu vaccine trong phòng thí nghiệm nhưng còn vướng thử nghiệm lâm sàng do quy định có yêu cầu một số điều kiện mà chúng tôi chưa có đủ nên phải tạm dừng lại.
Một loại vaccine nữa tôi cũng rất tâm huyết là phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Vaccine này đã tạo xong chủng nhưng hiện tại không có nguồn lực, kinh phí triển khai, đành phải để đó trong khi vaccine nước ngoài rất đắt đỏ.
Tôi chỉ muốn bằng một cơ chế nào đó phù hợp, Chính phủ có thể đáp ứng cho được để cơ sở sản xuất vaccine được đầu tư một cách đồng bộ từ cơ sở vật chất, đào tạo cán bộ… Cần tổ chức lại Hệ thống các cơ sở sản xuất vaccine tại Việt Nam và cần có một đơn vị nghiên cứu phát triển vaccine được đầu tư một cách đầy đủ và đồng bộ thì tương lai ngành vaccine phát triển không kém các nước khác.
Xin cảm ơn GS, TSKH Nguyễn Thu Vân!
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Bệnh tim mạch tăng nhanh, 25% người Việt mắc bệnh tim mạch (20/10/2020 15:35)
- Sở Y tế: Triển khai thí điểm hội chẩn, tư vấn, khám chữa bệnh từ xa (20/10/2020 09:31)
- Phát động Tháng hành động phòng, chống ung thư vú (19/10/2020 09:23)
- Chuyển mùa, trẻ mắc viêm đường hô hấp tăng đột biến (19/10/2020 08:13)
- Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin y tế tạo đà và hỗ trợ y tế Việt Nam phát triển lên tầm cao mới (19/10/2020 08:04)