- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Phẫu thuật cấp cứu thành công bệnh nhân bị đâm thấu bụng, đứt trực tràng, đại tràng
Vừa qua, BVĐK tỉnh đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 16 tuổi bị đâm trong tình trạng rất nặng. Sau khi được sơ cấp cứu chỉ trong vòng 30 phút, bệnh nhân được chuyển ngay lên phòng phẫu thuật cấp cứu và đã bảo toàn được tính mạng. Đến nay, sức khỏe của bản thân đã cơ bản ổn định.
Bệnh nhân Lê Thành Lương sinh năm 2001, quê ở xã Xuân Thịnh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa vào viện do bị dao đâm xuyên từ mông. Qua chẩn đoán sơ bộ, huyết áp của bệnh nhân gần như không đo được, mạch nhanh, da tái xanh, niêm mạc mắt nhợt. Xác định bệnh nhân bị mất máu nặng nên kíp cấp cứu đã thực hiện cấp cứu ngay bằng ven truyền để cải thiện tình trạng huyết động. Qua một số xét nghiệm máu cơ bản và siêu âm tại chỗ trong vòng 10 phút cho thấy, chỉ số hồng cầu, huyết sắc tố của bệnh nhân ở mức rất thấp, chỉ đạt ½ mức bình thường và có nhiều dịch máu trong ổ bụng. Chỉ sau 30 phút, bệnh nhân được đưa thẳng lên phòng mổ cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng – Phó trưởng khoa phụ trách khoa Ngoại – Tổng hợp, BVĐK tỉnh cho biết, mặc dù vết thương ở mông trái bệnh nhân rất nhỏ nhưng qua chẩn đoán sơ bộ tình trạng bệnh nhân thì đánh giá ngay là vết thương đâm xuyên từ mông lên trong bụng và có tình trạng mất máu nặng, tuy nhiên không rõ tổn thương ở đâu cả vì lúc đó tình hình rất nguy cấp cấp, không đủ thời gian để làm chẩn đoán xem là tổn thương những tạng nào. Tuy nhiên nghi ngờ là tổn thương những mạch máu lớn trong bụng. Và lúc đó chỉ có thể làm siêu âm cơ bản tại chỗ và một số xét nghiệm máu cơ bản để xác định nhóm máu, tình trạng mất máu để chuẩn bị phương án dự trù máu truyền.
Kíp phẫu thuật gồm 7 cán bộ, trong đó có 4 bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật mở bụng bệnh nhân để xác định chính xác tổn thương. Bác sĩ Tùng cho biết thêm, mở bụng bệnh nhân thì thấy có 2 lít máu tươi trong ổ bụng, vết thương đâm xuyên từ mông qua tiểu khung lên trong bụng, gây đứt trực tràng thấp và toàn bộ mạch máu ở vùng đó; gây đứt tiếp đại tràng sigma khiến trong bụng bị tồn lại rất nhiều phân và thức ăn. Trong quá trình mổ, kíp phẫu thuật đã tiến hành cầm máu ngay các mạch bị đứt; đồng thời rửa sạch ổ bụng và đánh giá lại tổn thương từ đầu. Ca mổ diễn ra trong khoảng 3 giờ đồng hồ, bệnh nhân được tiến hành nối trực tràng thấp và đưa chỗ đứt của đại tràng sigma ra ngoài làm hậu môn nhân tạo. Vết thương từ mông lên được mở rộng để cầm máu toàn bộ các cơ và dây thần kinh trong mông. Trong suốt ca mổ, bệnh nhân đã được truyền 10 đơn vị máu, 11 đơn vị huyết tương.
Với những trường hợp như bệnh nhân này, nếu không có phản ứng nhanh và để bệnh nhân nằm càng lâu thì lượng máu mất trong ổ bụng càng nhiều mặc dù máu không chảy ra ngoài, nhưng lượng máu mất có thể lên đến 3-4 lít máu. Và máu chảy càng nhiều thì càng nguy hiểm đến mạng sống, thậm chí có thể tử vong ngay. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có sống thì sau này tình trạng rối loạn đông máu cũng khá nguy hiểm. Vì vậy, điểm mấu chốt quan trọng là làm sao cấp cứu, cải thiện tình trạng chảy máu của bệnh nhân càng nhanh càng tốt, sau đó sẽ tiến hành xử lí tiếp những tổn thương khác – bác sĩ Tùng chia sẻ.
Đến nay, sức khỏe của bệnh nhân đã cơ bản ổn định, bệnh nhân tỉnh táo, trò chuyện, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng được. Dự kiến khoảng 1 tháng sau, khi bệnh nhân ổn định hoàn toàn, bệnh viện sẽ tiến hành phẫu thuật đóng hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân.
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh thực hiện tốt phong trào xây dựng đơn vị xanh - sạch -đẹp (05/10/2017 13:47)
- Hiệu quả kỹ thuật bơm xi măng sinh học trong chữa xẹp đốt sống (03/10/2017 09:40)
- Nhiều giải pháp giúp giảm thời gian khám bệnh cho người dân (03/10/2017 09:35)
- Cứu sống một bệnh nhân nặng không có người thừa nhận (03/10/2017 09:31)
- Dịch sốt xuất huyết có chiều hướng giảm (03/10/2017 09:24)