- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Tư vấn – Khâu quan trọng giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị ARV
Tuân thủ tốt việc dùng thuốc ARV sẽ giúp đạt và duy trì tải lượng virus không phát hiện. Điều này sẽ không có nguy cơ lây truyền HIV qua đường tình dục (K=K). Tuy nhiên, muốn giúp bệnh nhân tuân thủ tốt thì khâu tư vấn rất quan trọng… BS Nguyễn Thị Trang - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh chia sẻ.
Ngày nay, đối với người nhiễm HIV, việc tuân thủ dùng thuốc ARV không chỉ giúp cho họ có cơ hội được sống lâu dài, khỏe mạnh mà còn có tác dụng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Qua ba nghiên cứu trên hàng nghìn cặp bạn tình trái dấu với hàng nghìn lần quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su hay dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) cho thấy, người nhiễm HIV khi được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) đạt đến mức ức chế virus, nghĩa là tải lượng virus dưới 200 bản sao/ml máu, hay còn gọi là dưới ngưỡng phát hiện, sẽ ngăn ngừa được HIV qua đường tình dục. Tức không có bạn tình âm tính nào bị lây HIV từ bạn tình dương tính khi họ có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện. Phát hiện này còn được gọi là “Không phát hiện = Không lây truyền” hay K=K.
Để đạt được tải lượng HIV được ức chế liên tục và đáng tin cậy đòi hỏi người bệnh phải được sử dụng loại thuốc phù hợp và tuân thủ điều trị tốt. Việc đo tải lượng HIV cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo lợi ích sức khỏe người bệnh và sức khỏe cộng đồng. Việc tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, hoặc dùng thuốc ARV theo đơn đã kê của thầy thuốc có ý nghĩa rất quan trọng để duy trì ức chế tải lượng virus.
Tư vấn là khâu rất quan trọng
Tư vấn cho người nhiễm HIV là công việc đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên và bền bỉ.
BS Nguyễn Thị Trang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh cho biết, để bệnh nhân nghe và tuân thủ tốt thì khâu tư vấn rất quan trọng: Tư vấn sao để người bệnh ổn định tinh thần (vì lúc đầu khi phát hiện nhiễm HIV đa số rất hoang mang, bi quan… không có niền tin vào cuộc sống và có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực), rồi tư vấn kiến thức về bệnh, về các dịch vụ, về vai trò, lợi ích của việc điều trị ARV, lợi ích của tuân thủ điều trị, và lợi ích của K=K (Không phát hiện= Không lây truyền)... Thông qua tư vấn, tinh thần của người bệnh tốt dần lên, chấp nhận, lạc quan hơn, rồi lắng nghe, tin tưởng và tuân thủ điều trị… Tuy nhiên, tư vấn cho người nhiễm HIV là cả một quá trình liên tục cần sự kiên trì, bền bỉ.
Anh Trần Văn V, một bệnh nhân đang điều trị ARV tại phòng khám cho biết: Lúc đầu khi phát hiện mình bị nhiễm HIV em rất mù mờ về bệnh, nên sợ lắm và chán nản vô cùng. Nhờ có tư vấn của bác sĩ giúp em nhanh chóng ổn định tinh thần, hiểu về bệnh mình mắc phải và biết được việc dùng thuốc ARV sẽ giúp cho em có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh… nên em đã rất chăm chỉ uống thuốc, tái khám và lĩnh thuốc đúng hẹn. Hàng ngày cứ 10 giờ tối làm em lấy thuốc ra uống một cách đều đặn. Uống xong là đi ngủ nên thấy rất ổn.
Nhờ tuân thủ điều trị tốt nên sức khỏe của V cải thiện rõ rệt. Từ chỗ sút cân, gày gò (45 kg trước điều trị), sau 4 tháng dùng thuốc V đã tăng 4 kg, ngủ tốt hơn, và lạc quan lên nhiều. V cho biết, hiện nay sức khỏe của em hoàn toàn bình thường, em vẫn đi làm với thu nhập ổn định 6-7 tr/tháng, đủ để trang trải cuộc sống.
Bác sỹ Đinh Mai Vân, phụ trách khoa HIV, Methadone tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh cũng cho hay, nhờ tuân thủ điều trị tốt nên nhiều bà mẹ nhiễm HIV sinh con ra âm tính, khỏe mạnh. BS Vân khẳng định, việc tuân thủ điều trị đạt K=K đã mang lại niềm hạnh phúc cho rất nhiều cặp vợ chồng nhiễm HIV (có một trong hai, hoặc cả hai người nhiễm HIV), và hạnh phúc đó là những điều rất giản dị: Được sinh con, nuôi con như người bình thường.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS cho y tế tuyến dưới (13/10/2020 14:50)
- Sống khỏe, sống có ích nhờ tuân thủ tốt điều trị HIV bằng thuốc ARV (10/10/2020 08:18)
- Bắc Ninh: Nhân rộng điều trị PrEP, dự phòng lây nhiễm HIV (05/10/2020 09:46)
- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm - Biện pháp hiệu quả ngừa lây nhiễm HIV (02/08/2020 07:41)
- Điều trị ARV sớm cho mẹ - Sức khỏe cho con (24/06/2020 09:48)