- Giới thiệu
- News & Events
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
bn-current-user-online-portlet
Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc để điều trị lao hiệu quả
Lao là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh diễn biến thầm lặng và phải điều trị trong thời gian dài. Trong đó, việc tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định dùng thuốc của bác sĩ có vai trò quyết định hiệu quả điều trị lao. Tuy nhiên, thực tế có khá nhiều trường hợp bệnh nhân bị kháng thuốc hoặc điều trị khó khỏi do dùng thuốc không đúng phác đồ. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi có bài phỏng vấn với bác sĩ CKI Võ Hà Nam – Khoa Lao phổi, Bệnh viện Phổi Bắc Ninh.
Phóng viên: Đầu tiên xin cảm ơn bác sĩ CKI Võ Hà Nam – Khoa Lao phổi, Bệnh viện Phổi Bắc Ninh đã tham gia bài phỏng vấn của chúng tôi ngày hôm nay. Trước hết, xin bác sĩ cho biết mục đích của việc điều trị lao là gì?
Bác sĩ CKI Võ Hà Nam: Mục đích của phác đồ điều trị lao là tiêu diệt hết vi khuẩn lao ở tổn thương, chữa khỏi cho bệnh nhân, tránh tái phát, hạn chế biến chứng và tử vong. Đồng thời cắt đứt nguồn lây vi khuẩn lao cho cộng đồng. Muốn đạt được mục đích đã đề ra thì việc quan trọng cần thực hiện là phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị.
Phóng viên: Vậy thì trong điều trị lao, những nguyên tắc được các bác sĩ áp dụng với các bệnh nhân là gì, thưa bác sĩ?
Bác sĩ CKI Võ Hà Nam: Với từng bệnh nhân sẽ có diễn biến bệnh mức độ bệnh ở các tình trạng khác nhau. Vì vậy, căn cứ trên từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cá thể hóa việc điều trị đảm bảo hiệu quả. Nguyên tắc đầu tiên sẽ là phối hợp các thuốc chống lao: Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn, môi trường vi khuẩn), do vậy phải phối hợp các thuốc chống lao. Với vi khuẩn lao còn nhậy cảm với thuốc, phải phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì. Với bệnh lao đa kháng thuốc còn cần phải phối hợp ít nhất 5 thuốc có hiệu lực.
Bác sĩ CKI Võ Hà Nam thăm khám cho bệnh nhân mắc lao tại Bệnh viện Phổi Bắc Ninh
Song song với đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phải dùng thuốc đúng liều. Bởi các thuốc chống lao có tác dụng hiệp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ ác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến. Đối với lao trẻ em cần được điều chỉnh liều thuốc hàng tháng theo cân nặng. Do đó cần tuân thủ đúng liều lượng do bác sĩ chỉ định.
Bệnh nhân lao phải dùng thuốc đều đặn. Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa. Với bệnh lao đa kháng: dùng thuốc 6 ngày/tuần, đa số thuốc dùng 1 lần vào buổi sáng.
Phóng viên: Được biết trong điều trị lao, người bệnh sẽ được điều trị cả ở bệnh viện và cả duy trì uống thuốc tại nhà. Bác sĩ có thể giải thích cụ thể hơn về vấn đề này?
Bác sĩ CKI Võ Hà Nam: Bệnh nhân lao sẽ phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: Giai đoạn tấn công kéo dài 2 – 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc. Giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được điều trị tại bệnh viện. Sau khi đánh giá toàn trạng bệnh nhân, kết thúc giai đoạn tấn công, bệnh nhân sẽ được xuất viện và chỉ định tiếp tục dùng thuốc duy trì, đều đặn trong 4 – 6 tháng tại nhà nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát. Trong thời gian này, bệnh nhân sẽ được lĩnh thuốc và hẹn tái khám định kì hàng tháng để đánh giá hiệu quả điều trị và có sự điều chỉnh thuốc nếu xảy ra vấn đề bất thường.
Riêng với bệnh lao đa kháng: Phác đồ điều trị chuẩn ngắn hạn từ 9 -11 tháng có giai đoạn tấn công 4-6 tháng, phác đồ điều trị chuẩn 20 tháng có thời gian tấn công 8 tháng. Phác đồ cá nhân có thể thay đổi thời gian sử dụng của từng loại thuốc tùy thuộc vào kết quả kháng sinh đồ, đáp ứng điều trị, tiền sử điều trị và khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân.
Phóng viên: Hiện nay bệnh nhân lao sẽ được áp dụng các phác đồ điều trị như thế nào và với từng đối tượng ra sao, thưa bác sĩ?
Bác sĩ CKI Võ Hà Nam: Các phác đồ điều trị lao sẽ được bác sĩ chỉ định dựa vào tiền sử bệnh, tình trạng diễn tiến bệnh cũng như cơ địa của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn một trong các phác đồ điều trị lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện có 4 phác đồ điều trị lao được đặt tên là A1, A2, B1, B2.
Phác đồ A1: Được chỉ định cho các trường hợp bệnh lao ở người lớn chưa được điều trị bao giờ hoặc đã từng điều trị nhưng thời gian dưới 1 tháng. Bệnh nhân uống thuốc hàng ngày và liên tục trong 6 tháng.
Phác đồ A2: Dùng cho các trường hợp bệnh lao ở trẻ em chưa được điều trị bao giờ hoặc đã từng điều trị nhưng thời gian dưới 1 tháng. Bệnh nhân uống thuốc hàng ngày và liên tục trong 6 tháng.
Phác đồ B1, B2: Chỉ định trong lao màng não, lao xương khớp và lao hạch người lớn.. Bệnh nhân uống thuốc hàng ngày và liên tục trong 12 tháng.
Phóng viên: Hiện nay, ngoài bệnh nhân lao các thể thì các bác sĩ còn điều trị cả lao kháng thuốc và lao tiềm ẩn. Vậy cụ thể các đối tượng này sẽ được áp dụng điều trị ra sao, thưa bác sĩ?
Bác sĩ CKI Võ Hà Nam: Kháng thuốc là hiện tượng vi khuẩn không bị ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc. Vi khuẩn lao do có tính đột biến kháng thuốc nên nếu điều trị lao không đúng nguyên tắc sẽ dễ dẫn tới lao kháng thuốc. Nếu bệnh nhân nhiễm lao kháng thuốc cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc điều trị. Thời gian điều trị tấn công và duy trì tùy thuộc vào đáp ứng của người bệnh. Thông thường là tấn công 8 tháng, tổng thời gian điều trị là 20 tháng. Bệnh nhân sẽ được theo dõi chặt chẽ các tai biến, biến chứng. Thực hiện điều trị toàn thân, điều trị các biến chứng.
Phác đồ điều trị lao tiềm ẩn được chỉ định để điều trị ngăn chặn sự phát triển bệnh lao ở những người có nguy cơ khởi phát bệnh lao cao. Những đối tượng này có thể là người có hệ miễn dịch suy giảm, bệnh nhân HIV đã được sàng lọc hiện không mắc bệnh lao, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ 0-14 tuổi nhiễm HIV sống cùng nhà với người bệnh lao phổi. Phác đồ điều trị thực hiện uống một lần duy nhất vào một giờ nhất định trong ngày (thường uống trước bữa ăn 1 giờ). Dùng thuốc hằng ngày trong vòng 6 tháng.
Phóng viên: Cuối cùng, xin bác sĩ cho một số khuyến cáo chung trong việc điều trị lao để người bệnh có thể áp dụng và điều trị đạt hiệu quả?
Bác sĩ CKI Võ Hà Nam: Lao là một bệnh lí nghiêm trọng và việc điều trị lao là một quá trình lâu dài, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất. Bệnh nhân nên dùng thuốc theo đúng lịch và chính xác theo liều lượng được chỉ định, không tự ý ngưng thuốc, tái khám đúng hẹn, liên hệ ngay với bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường (sốt, ho, ớn lạnh, đàm có máu,…). Bên cạnh đó người bệnh cũng nên chủ động giữ gìn sức khỏe, tránh lây nhiễm bệnh cho người khác để đảm bảo an toàn chung cho cộng đồng cũng như bản thân người bệnh.
Phóng viên: Một lần nữa, xin cảm ơn bác sĩ đã tham gia cuộc phỏng vấn của chúng tôi!
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu: Mua bổ sung thuốc insulin và methadon tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc lần 2 (02/11/2024 16:09)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Cấu hình đảm bảo an toàn thông tin mạng (02/11/2024 10:53)
- Bệnh viện đa khoa tỉnh làm chủ kĩ thuật lọc máu liên tục sau phẫu thuật (21/02/2023 10:25)
- Cảnh báo mắc dị vật đường hô hấp khi ăn uống, sinh hoạt (21/02/2023 08:27)
- Nội soi gắp dị vật tại khoa thăm dò chức năng bệnh viện Sản - Nhi (04/02/2023 09:41)
- Triển khai thực hiện Thông tư số 20/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế (ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT) (31/01/2023 14:24)
- Những khó khăn trong thực hiện đề án khám chữa bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện Sản Nhi (16/01/2023 15:21)