- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Điểm báo ngày 17/3/2016
Hướng tới trường đại học đa ngành về khoa học sức khỏe
Ngày đầu thành lập năm 1966 với khó khăn chồng chất, thiếu thầy, thiếu giáo trình, thiếu đồ dùng giảng dạy, nhưng thầy và trò Trường trung học Y tế Hà Nội vẫn vừa học, vừa lao động hăng say không kể ngày đêm để hoàn thành nhiệm vụ và sau hai năm, lớp cán bộ y tế khóa đầu đã tốt nghiệp và được phân công về các cơ sở y tế công tác phục vụ nhân dân. Năm 2006, khi trở thành trường cao đẳng, Đảng ủy, Ban Giám hiệu xác định đây vừa là vinh dự, đồng thời là trách nhiệm nặng nề của nhà trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trình độ cao hơn. Từ đây, trường đề ra các nhiệm vụ trọng tâm, đó là cơ cấu lại bộ máy tổ chức; mở rộng mã ngành đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ công tác đào tạo; đầu tư cơ sở vật chất, trang, thiết bị giảng dạy,... Trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm được xác định, sự nỗ lực, đồng lòng nhất trí của tập thể Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ, giảng viên, đến nay, bộ máy tổ chức của Trường cao đẳng Y tế Hà Nội ngày càng được hoàn thiện, đã có 32 đơn vị trực thuộc, được chia thành 10 phòng chức năng, ba tổ phục vụ và năm khoa với 24 bộ môn, tổng số cán bộ, giảng viên là 197 người, trong đó có 130 giảng viên với một Phó giáo sư, chín tiến sĩ và 63 thạc sĩ và các trình độ khác. Quy mô đào tạo của trường đã được mở rộng với năm mã ngành cao đẳng (hệ chính quy và liên thông), bốn mã ngành trung cấp (hệ chính quy và vừa làm vừa học). Số lượng đạt hơn 4.000 học sinh, sinh viên; nhiều năm liền hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển sinh. Tỷ lệ học sinh, sinh viên đỗ tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi trở lên thường xuyên đạt trên 90%. Nhiều cơ sở y tế thành phố cũng như tuyến Trung ương đều đánh giá cao năng lực tay nghề, kỹ năng chuyên môn của học sinh, sinh viên do trường đào tạo. Đây chính là nguồn nhân lực y tế chất lượng đóng góp cho sự phát triển y tế của Thủ đô và đất nước. Huong toi truong dai hoc da nganh ve khoa hoc suc khoe Trường trung học Y tế Hà Nội năm 1989, nay là Trường cao đẳng Y tế Hà Nội. Có được nguồn tuyển sinh dồi dào và chất lượng, Đảng ủy, Ban Giám hiệu hiểu rõ vấn đề cốt lõi của chất lượng đào tạo là bảo đảm chất lượng giảng dạy. Nhiều năm qua, Trường đã triển khai các hoạt động thi đua dạy tốt - học tốt, thi đua mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, tự sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giảng viên... Bên cạnh đó, việc phát triển đội ngũ, nhất là cán bộ chủ chốt và giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng được Ban giám hiệu trường thường xuyên quan tâm. Nhà trường liên tục cử giảng viên và cán bộ đi học để nâng cao trình độ. Hiện nay, số giảng viên đạt trình độ sau đại học đạt tỷ lệ hơn 50%; có 21 cán bộ, giảng viên đang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Do vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt và giảng viên của trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo chuyên môn, Trường luôn quan tâm rèn luyện những kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên như: xung kích, tình nguyện, hiến máu nhân đạo, từ thiện, hướng tới cộng đồng, văn thể mỹ,... Trong xu thế hội nhập quốc tế, trường đã tìm được nhiều đối tác trong và ngoài nước, đàm phán và đi đến ký kết các biên bản ghi nhớ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nhân lực điều dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế như: hợp tác với Trường đại học Công nghệ Queensland (Ô-xtrây-li-a) để đào tạo chuyên môn điều dưỡng cho cán bộ nhà trường; thu hút nhiều dự án đầu tư như dự án SMS, dự án QUT của Bộ Y tế trong đầu tư trang thiết bị giảng dạy, đào tạo đội ngũ giảng viên; hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các nước Phần Lan, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Pháp, Xin-ga-po, Hàn Quốc, Thái-lan, Đức, Đài Loan (Trung Quốc)… Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý và phục vụ đào tạo, từ năm 2014, Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường đã thống nhất lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9001-2008. Trường đã thành lập Ban chỉ đạo ISO và triển khai từ tháng 12-2014 với năm khâu chính từ việc lập kế hoạch, thiết lập, xây dựng hệ thống tài liệu, hướng dẫn ban hành áp dụng hệ thống, đánh giá nội bộ và khâu đánh giá cấp chứng nhận. Rà soát, chỉnh sửa toàn bộ các chương trình đào tạo, giáo dục của trường cho phù hợp thực tiễn và theo hướng đào tạo theo năng lực dựa trên các mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Hướng tới năm 2020, tầm nhìn phát triển năm 2030, Trường cao đẳng Y tế Hà Nội đang nỗ lực nâng cấp để trở thành trường đại học đa ngành về đào tạo nhân lực y tế. Để làm được điều đó, Trường đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng cơ bản như giảng đường, phòng thực hành - thực tập, mở thêm mã ngành đào tạo phù hợp yêu cầu thực tế của xã hội, nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng cán bộ, giảng viên, nhất là ở trình độ sau đại học... Ghi nhận những thành tích đã đạt được trong 50 năm qua, Trường cao đẳng Y tế Hà Nội đã được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý như Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba, Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ, nhiều năm được trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua xuất sắc của thành phố, Bằng khen của thành phố (Hà Nội), của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Bộ Y tế và của Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, ... Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường cao đẳng Y tế Hà Nội (18-3-1966 - 18-3-2016), là dịp các thế hệ lãnh đạo nhà trường, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên ôn lại truyền thống vẻ vang, tiếp tục giữ vững thành tựu đạt được và hướng tới mục tiêu phát triển thành trường đại học đa ngành về sức khỏe, đáp ứng nhân lực cho ngành y tế của Thủ đô và đất nước. (* Nhân dân (trang 5))
Khen thưởng kíp mổ cấp cứu bệnh nhân tại nhà
Chiều ngày 16/3, Sở Y tế tỉnh Thái Bình đã khen thưởng đột xuất cho 3 tập thể, 13 cá nhân có thành tích xuất sắc, cứu sống bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch tại nhà trong đêm.
Ba tập thể được khen thưởng gồm Trung tâm Cấp cứu 115; Bệnh viện Phụ sản Thái Bình, Khoa Huyết học Truyền máu Bệnh viện Đa khoa Thái Bình. 13 cá nhân gồm có 7 cán bộ, viên chức của Trung tâm Cấp cứu 115, 4 cán bộ, viên chức của Bệnh viện Phụ sản, 1 cán bộ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 1 cán bộ Trạm Y tế xã Quyết Tiến.
Trước đó, 20 giờ ngày 13/3, Trung tâm Cấp cứu 115 nhận được cuộc điện thoại gọi cấp cứu từ Trạm Y tế xã Quyết Tiến, huyện Kiến Xương xin cấp cứu bệnh nhân Lương Thị Vân trong tình trạng tiêu chảy, chướng bụng, trụy mạch, mất nước. Kíp cấp cứu của Trung tâm Cấp cứu 115 đã khẩn trương lên đường, tiếp cận bệnh nhân và xác định bệnh nhân vỡ thai do chửa ngoài tử cung, mất máu nhiều do chảy máu trong, tình trạng nguy kịch không thể vận chuyển. Nhận được thông tin, Trung tâm Cấp cứu 115 đã khẩn trương thành lập kíp mổ và tổ chức phẫu thuật ngay tại nhà bệnh nhân. Sau 3 tiếng đồng hồ với 3 chuyến xe cấp cứu chi viện, bệnh nhân Lương Thị Vân đã được mổ cấp cứu thành công, qua khỏi cơn nguy kịch. Đến 24 giờ cùng ngày được vận chuyển về đến Bệnh viện Phụ sản Thái Bình điều trị sau mổ. Đến nay sức khỏe bệnh nhân Lương Thị Vân đã ổn định và phục hồi nhanh.
Thay mặt lãnh đạo Sở Y tế, Tiến sĩ Đỗ Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở đã trao giấy khen, phần thưởng cho các tập thể, cá nhân, đồng thời cảm ơn, ghi nhận thành tích xuất sắc của các tập thể, cá nhân đã nỗ lực vượt khó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp nhịp nhàng, kịp thời, hiệu quả, cứu sống người bệnh, mang niềm vui, niềm tin cho gia đình và nhân dân.
Tại buổi trao thưởng, anh Nguyễn Công Quyền đại diện gia đình bệnh nhân xúc động phát biểu bày tỏ sự khâm phục và biết ơn sâu sắc tới các tập thể, cá nhân tham đã vượt khó, hết lòng cứu vợ anh là chị Nguyễn Thị Vân thoát khỏi lưỡi hái tử thần, xứng đáng là lương y như từ mẫu. (* Sức khỏe & Đời sống, Nhân dân (trang 5))
Bệnh viện huyện đảo Bạch Long Vĩ cấp cứu ngư dân bị tai nạn trên biển
22h đêm 15-3, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện đảo Bạch Long Vỹ nhận được điện thoại đường dây nóng xin hỗ trợ cấp cứu từ xa cho 1 ngư dân tỉnh miền trung bị tai nạn lao động gây dập nát bàn tay phải khi đang đánh cá trên ngư trường Vịnh Bắc bộ.
Sau hơn 1 tiếng hướng dẫn cách sơ cứu cầm máu trên tàu, bệnh nhân đã được chuyển vào đảo Bạch Long Vỹ và được Bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Trước đó, hồi 21h30 tối 15-3, anh Nguyễn Văn Dũng, 40 tuổi, quê Hoàng Phụ, Hoàng Hóa, Thanh Hóa làm việc trên tàu TH 91236 đang khai thác thủy sản trên ngư trường vịnh Bắc Bộ thì bị tạn nạn lao động nghiêm trọng. Máy tời trên tàu đã nghiến dập nát bàn tay phải, anh Dũng nhập viện hồi 22h45 trong tình trạng sốc do đau, mất máu cấp với các biểu hiện: da niêm mạc tái nhợt, toàn thân rét run, mạch nhanh nhỏ, huyết áp rối loạn, vết thương bàn tay phải bị nghiến nát hoàn toàn, vỡ toàn bộ xương bàn tay phải kèm theo một số vết thương trên vùng mặt và ngực.
Trước tình trạng bệnh nhân bị vết thương nghiêm trọng với tiên lượng nặng các y, bác sỹ bệnh viện đã tích cực hồi sức cấp cứu, khẩn trương gây mê, phẫu thuật cấp cứu để cầm máu. Các bác sĩ đã cắt lọc toàn bộ phần tổ chức bị dập nát, khâu thắt mạch máu quay và trụ, bảo tồn dây thần kinh, tạo vạt da và khâu mỏm cụt sát đầu dưới xương cẳng tay.
Sau gần 2 giờ đồng hồ phẫu thuật cấp cứu liên tục, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, vết thương tại chỗ đã cầm máu, mạch, nhiệt độ huyết áp ổn định. 2h sáng bệnh nhân đã thoát mê an toàn.
Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, vết thương tạo mỏm cụt tiến triển tốt, dự kiến khoảng 7-10 ngày nữa bệnh nhân sẽ được xuất viện. (* Công an Nhân dân (trang 1))
Cần sửa quy định về mang thai hộ
Thứ trưởng Bộ y tế Nguyễn Viết Tiến nói rằng, thời gian tới cần phải sửa những khía cạnh chưa phù hợp thực tiễn trong quy định cho phép mang thai hộ, để đáp ứng nhu cầu chính đáng của các cặp hiếm muộn.
Đến nay, các bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ đã nhận được hơn 100 hồ sơ và hơn 10 bé đã chào đời nhờ quy định mới. GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, nói:
Theo tôi, sau một năm thực hiện quy định cho phép mang thai hộ phát sinh vấn đề cần sửa đổi lại. Đó là: Luật quy định những cặp vợ chồng chưa có đứa con nào mới được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Tuy nhiên trong thực tế, có những cặp vợ chồng đã có con chung rồi nhưng đứa con đó bị tật nguyền, tàn tật do trong quá trình sinh nở phải can thiệp sản khoa chứ không phải tật nguyền do bệnh lý di truyền, gene. Thậm chí vì sự can thiệp thủ thuật đó mà người mẹ bắt buộc phải cắt tử cung.
Trong khi đó noãn, trứng của vợ, tinh trùng của chồng bình thường. Những trường hợp này, nếu họ được sinh thêm con nữa là hoàn toàn chính đáng. Trẻ được sinh ra bằng mang thai hộ sau này sẽ là chỗ dựa, chăm sóc cho bố mẹ và người anh/chị bị tật nguyền. Hiện luật pháp không cho phép, nếu bây giờ làm như vậy lại là sai. Đã là luật thì phải thực hiện nghiêm, nhưng trong thời gian tới, ta nên điều chỉnh, sửa đổi lại những điều, những khía cạnh chưa thật phù hợp với thực tiễn. Tôi cho là nếu sửa sẽ rất nhân văn khi giải quyết được những nhu cầu, khát khao chính đáng của các cặp vợ chồng hiếm muộn.
Kỹ thuật mang thai hộ có khó không và có thể thực hiện tại các phòng khám sản khoa không, thưa ông?
Những cặp vợ chồng phải nhờ đến kỹ thuật mang thai hộ vì bản thân người phụ nữ không có tử cung (bệnh lý bẩm sinh) nhưng vẫn có buồng trứng hoặc có tử cung bất thường. Trường hợp như vậy kỹ thuật lấy noãn cũng khó khăn hơn nhiều. Thậm chí có trường hợp chúng tôi phải thực hiện kỹ thuật lấy qua đường thành bụng. Ngoài ra những người vợ bị bệnh lý nặng không thể mang thai được như bệnh lý về máu, huyết áp, tim mạch, gan, thận thì buồng trứng của họ vẫn phát triển và hoạt động bình thường nhưng trong quá trình thực hiện kỹ thuật có rất nhiều rủi ro, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Vì thế, kỹ thuật mang thai hộ không giống các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, nó đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, không thể tùy tiện thực hiện tại những cơ sở chưa được cấp phép.
Theo ông có hay không thị trường mang thai hộ chui?
Tôi khẳng định có những trường hợp mang thai hộ chui vì không đáp ứng được các thủ tục pháp lý cần thiết. Nhưng chắc chắn những trường hợp làm chui như thế không nhiều và rủi ro rất lớn. Hoàn toàn không nên và không được phép làm như vậy. Việc thuê người lạ mang thai hộ vì mục đích thương mại không thành công cũng khổ, mà thành công rồi có khi còn khổ hơn vì người mang thai suốt ngày đến đòi tiền.
Những trường hợp làm chui thường không có văn bản pháp lý công nhận nên khó tránh được việc người mang thai hộ đến đòi tiền hoặc làm phiền, thậm chí đòi con. Điều quan trọng cần cảnh báo với những cặp vợ chồng có ý định nhờ đến dịch vụ mang thai hộ chui là kỹ thuật làm ở những dịch vụ trôi nổi chắc chắn không tốt dễ dẫn đến những tai biến khó lường. Tôi nghĩ những bác sĩ làm thụ tinh ống nghiệm nhận thức được điều này rất sâu sắc. Nếu làm trái luật dẫn đến kiện cáo sau này thì họ sẽ phải chịu hậu quả trước pháp luật.
Tôi thừa nhận thủ tục mang thai hộ khá phức tạp nhưng càng phức tạp bao nhiêu thì càng tránh bớt được rủi ro làm vì mục đích thương mại bấy nhiêu.
Thưa Thứ trưởng, những quy định chặt chẽ khi làm hồ sơ mang thai hộ liệu có ngăn chặn được sự biến tướng từ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sang dịch vụ đẻ thuê không?
Tôi cho rằng với các quy định rất chặt chẽ về mang thai hộ, việc lách luật, đẻ thuê là khó. Vì với những người có hồ sơ hợp lệ, giữa hai bên còn cần ký hợp đồng dân sự dưới sự vấn của luật sư. Đặc biệt, người mang thai hộ ngoài những quy định cụ thể thì còn phải có xác nhận là họ hàng, người thân, là dòng máu trực hệ trong phạm vi 3 đời và chỉ được mang thai hộ duy nhất một lần. Điều này tạo ra “rào cản” tránh tình trạng thuê đẻ, đảm bảo mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Có những cặp vợ chồng không tìm được người mang thai hộ như quy định, vậy có cần sửa luật để họ có cơ hội làm cha mẹ không?
Tôi chưa nghĩ đến sửa luật để thay đổi quy định này vì chưa biết sửa thế nào. Bởi lẽ có những người rất tốt mang thai hộ thì không phải bàn, giống như hiến tạng tự nguyện không nhận tiền rất cao cả. Nhưng nếu không cẩn thận thì đó là khe hở rộng nhất để thương mại hóa việc mang thai hộ. Trong đầu tôi chưa dám nghĩ đến điều đó để sửa.
Những đơn vị nào sẽ được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ?
Trong thời gian đầu, có 3 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đó là Bệnh viện Phụ sản T.Ư; Bệnh viện Đa khoa T.Ư Huế; Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TPHCM. Dự kiến, sau một năm triển khai tại ba cơ sở y tế nêu trên, Bộ Y tế sẽ tổng kết và mở rộng thực hiện tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm.
Cảm ơn ông. (* Tiền phong (trang 1))
Vụ thiếu nữ bị cưa chân: Tạm đình chỉ Phó giám đốc bệnh viện
Chiều ngày 16/3, trao đổi với PV Tiền Phong ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định tạm đình chỉ công tác thêm 3 cán bộ, trong đó có một Phó giám đốc.
“Chúng tôi đã tạm đình chỉ công tác thêm 3 đồng chí, trong đó có bác sĩ Trịnh Đức Lam, Phó giám đốc, kiêm trưởng Khoa Ngoại. Tập thể Khoa Ngoại cũng nhận hình thức kỷ luật khiển trách”, ông Tâm nói.
Trước đó, lãnh đạo bệnh viện này ra quyết định đã tạm đình chỉ công tác với bác sĩ Y Tâm (là người trực tiếp bó bột cho Vi) và một nữ điều dưỡng, để viết tường trình lại toàn bộ vụ việc báo cáo lên ban giám đốc. Đồng thời hứa sẽ chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, nuôi nấng Vi đến khi trưởng thành, sau đó nhận Vi làm việc tại bệnh viện.
Liên quan đến vụ việc, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đã có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk khẩn trương xác minh, làm rõ trách nhiệm các bên liên quan, báo cáo về cục trước ngày 28/3/2016 để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế. (* Lao động, Tiền phong (trang 15))
Nhiều thanh niên mới 20 tuổi đã bị gout
Vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi liên tục như hiện nay, những bệnh nhân bị gout thường dễ bị diễn biến bệnh nặng hơn, kéo theo đó là số ca phải nhập viện điều trị tăng. Theo ghi nhận của chúng tôi tại Bệnh viện Bạch Mai chiều 16-3, lượng bệnh nhân mắc gout phải điều trị đang có xu hướng tăng nhanh và ngày càng trẻ hóa.
Bệnh gút ngày càng trẻ hóa
Tỉnh dậy sau buổi nhậu với nhóm bạn, anh Nguyễn Tiến Dược (42 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) cảm thấy đau nhói ở phần khớp nhô ra ngay gần ngón chân cái bên phải. Chiều tối hôm trước, anh Dược đá bóng với bạn bè nên anh nghĩ có thể là bị chấn thương khớp do va chạm trên sân bóng. Thế nhưng dù đã dùng cao xoa bóp song suốt cả buổi sáng vẫn không thấy đỡ mà cơn đau cứ nhói liên tục chỗ khớp ngón chân, anh liền đến Bệnh viện Bạch Mai kiểm tra. Sau khi thăm khám, anh Dược bất ngờ khi được bác sĩ thông báo anh bị mắc căn bệnh gout - vốn vẫn được coi là bệnh của người giàu, người cao tuổi.
Bác sĩ chỉ định anh đi làm xét nghiệm máu và kết quả cho thấy, axít uric trong máu của anh cao vọt lên tới 540 mmol/l (người bình thường ngưỡng tối đa là 420 mmol/l với nam, 380 mmol/l với nữ). Bác sĩ khám cho anh Dược giải thích, bệnh gout thường phát ra sau vài năm tích tụ tinh thể axít uric trong khớp và các mô bao quanh. Khi mới phát bệnh, những cơn đau nhẹ có thể ngưng sau vài giờ hay kéo dài 1-2 ngày và thường bị chẩn đoán sai là “bong gân” dù rằng không bị tổn thương nặng hay vận động quá nhiều.
Theo dõi tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu và Khoa Cơ - Xương - Khớp Bệnh viện Bạch Mai, lượng bệnh nhân bị gout vào khám, điều trị thời gian gần đây tăng nhẹ, đa số là nam giới, trong đó có nhiều trường hợp còn rất trẻ.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Đỗ Trung Quân, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Bạch Mai - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nội tiết Việt Nam cho biết, bệnh gout không chỉ đang có xu hướng gia tăng mà còn ngày càng trẻ hóa. Nếu như trước đây, bệnh thường gặp ở những nam giới ngoài 40 tuổi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao, thì thời gian gần đây, tại Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận những trường hợp thanh niên mới 20 tuổi đã bị gout.
Bệnh diễn biến nặng khi chuyển mùa
PGS.TS Đỗ Trung Quân phân tích, có 3 lý do khiến lượng bệnh nhân gout đi viện khám, điều trị tăng mạnh thời điểm này, gồm: nhận thức, ý thức phòng bệnh, chăm lo sức khỏe của người dân tốt hơn nên khi có dấu hiệu sớm của bệnh là họ chủ động đi khám nhiều hơn; bệnh gout gia tăng mạnh liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao nên thường những tháng đầu năm do còn dư âm sau Tết, vui xuân, người dân ăn nhậu nhiều khiến số người bị phát bệnh phải đi viện tăng hơn.
Lý do nữa là do sự chuyển đổi thời tiết, vì bệnh gout cũng giống như các bệnh lý về khớp khác, thường diễn biến nặng khi thay đổi thời tiết, nhất là khi trời chuyển lạnh.
PGS.TS Đỗ Trung Quân cho biết thêm, ngoài nguyên nhân liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình (xảy ra ở khoảng 20% người trẻ mắc gout) thì nguyên nhân quan trọng vẫn là do thay đổi lối sống sinh hoạt, ăn uống, luyện tập thể dục thể thao. Trong đó, bia rượu nhiều, ăn nhiều đường, thịt đỏ, hải sản… và ít vận động, luyện tập thể dục thể thao, nhịp sinh học của cơ thể bị xáo trộn là yếu tố quan trọng khiến bệnh nhân bị gout gia tăng và trẻ hóa nhanh.
Đặc biệt với những trường hợp còn trẻ tuổi nhưng có hàm lượng axit uric trong máu cao vượt ngưỡng giới hạn cho phép, có thể chưa có biểu hiện, triệu chứng của bệnh nhưng nếu không biết cách phòng bệnh thì rất dễ xảy ra các triệu chứng cấp.
Theo các bác sĩ, gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới lắng đọng natri urat trong dịch khớp, sụn, xương hay tổ chức dưới da… Dù vậy, chỉ khoảng 25/100 người có hàm lượng axit uric cao mới bị gout, còn lại là không triệu chứng. Bệnh chủ yếu xảy ra ở nam giới. Để phòng bệnh, cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, giảm ăn các chất giàu purin, chất béo...
Với người đã bị gout cần có chế độ dự phòng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát khi thời tiết chuyển mùa. Cụ thể, khi thời tiết thay đổi, bệnh nhân gout, cần giữ ấm cơ thể (đặc biệt là chân, tay), không nên ra ngoài lúc trời rét đậm, mưa phùn, cai rượu bia và hạn chế món ăn giàu đạm, giàu chất béo. (* An ninh Thủ đô (trang 1))
Y học hạt nhân nối dài mạch sống
Trước đây, khi ai đó bị phát hiện mắc ung thư, nếu có điều kiện, người ta sẽ chọn đi chữa bệnh ở nước ngoài. Những người còn lại thường điều trị tại Bệnh viện K trung ương hoặc Khoa Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai...
Nhưng trong những năm gần đây, nhiều người mắc ung thư đã chọn nơi chữa bệnh cho mình là K71 - Bệnh viện 103. Còn gặp ở K71 cả những người đã từng chữa trị ở Singapore, Châu Âu hay qua các bệnh viện hàng đầu trong nước. Đơn giản bởi tiếng lành lan xa, người trước mách người sau, sự "mát tay" của các thầy thuốc mặc áo lính K71 đã từng ngày xây chắc niềm tin từ những người đang mang bệnh nan y khắp mọi miền.
Sự mách bảo từ tiếng lành...
Những người đến để bộ đội K71 điều trị mắc nhiều bệnh ung thư khác nhau: Ung thư vú, lưỡi - sàn miệng, hạ họng - thanh quản, phổi - phế quản, tuyến giáp, dạ dày, đại trực tràng, thực quản, cổ tử cung - tử cung, tụy, gan, tuyến tiền liệt... Nhưng hầu hết họ giống nhau ở điểm là, chọn K71 trị bệnh cho mình qua sự mách bảo của người đã từng điều trị ở đây.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn T. 62 tuổi, là giảng viên cao cấp của một trường đại học. Nhà ông ở khu phố trung tâm, hằng ngày ông vẫn đi tập thể thao qua cửa Bệnh viện K. Một buổi cao hứng, ông nhờ "chiến hữu" là kỹ thuật viên của viện làm giúp vài xét nghiệm, vì thấy mình nhanh mệt hơn khi chơi thể thao. Nào ngờ siêu âm cho thấy, ông có khối u trong gan.
Kết quả sinh thiết chỉ rõ hơn rằng ông mắc ung thư gan giai đoạn muộn, không thể phẫu thuật. Sốc, suy sụp là tình cảnh của ông khi đón nhận tin dữ. Được tư vấn của ông bà thông gia đang công tác tại Bệnh viện 103 và "tiếng lành" từ một số người bà con, ông quyết định không ra nước ngoài mà vào K71. Chỉ qua 3 đợt điều trị bằng xạ trị 3D và hóa trị, khối u trong gan của ông đã được kiểm soát. Ông tâm sự: "Cuộc chiến với căn bệnh hiểm nghèo của tôi còn dài. Nhưng được bộ đội K71 chọn trúng phác đồ và điều trị hiệu quả, tôi đã lấy lại được khát khao sống và yên tâm chữa bệnh".
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục - tác giả của hàng chục tiểu thuyết, kịch bản phim truyện nổi tiếng, được coi là "vua" kịch bản, trong đó có 2 kịch bản của Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Năm 2015, ở tuổi 68 ông bị phát hiện có khối u tại đỉnh phổi phải. Kết quả các xét nghiệm sau đó cho thấy nhà văn đã mắc ung thư phổi tế bào nhỏ, thể lan tràn, không thể phẫu thuật. Tín nhiệm sự "mát tay" của các quân y sĩ qua lời chỉ dẫn của bạn bè, nhà văn chọn đến K71 - Bệnh viện 103 điều trị.
9 tháng qua, các thầy thuốc trẻ Trần Văn Tôn, Phạm Khánh Hưng; điều dưỡng viên Vũ Văn Bôn luôn theo sát để xạ trị áp sát và truyền hóa chất... kiểm soát hoàn toàn khối u trong phổi nhà văn. Cùng với các thầy thuốc kiên cường chiến đấu với khối u quái ác, ngay trên giường bệnh nhà văn Nguyễn Khắc Phục vẫn hoàn thành cuốn tiểu thuyết hơn 500 trang và sáng tác hàng chục kịch bản kỷ niệm lớn, hàng trăm bài báo cho nhiều tờ báo có tia-ra hàng đầu làng báo cả nước. Nói về K71, nhà văn thân mật nhận xét: "Anh em trẻ mà giỏi giang và tình nghĩa lắm!".
Trung tá Nguyễn Mạnh C. thuyền trưởng thuộc Vùng 4 hải quân là một người "ăn sóng, nói gió" lại bất ngờ mắc ung thư thanh quản. Về K71 được điều trị tích cực, bệnh lui dần. Anh tâm sự: Nằm bệnh tại đây tôi mới hiểu các y, bác sĩ chọn phác đồ và triển khai điều trị ung thư gian nan không kém gì phương án tác chiến trên biển của chúng tôi.
Thượng tá Lò Văn T. từ Công an tỉnh Sơn La xuống Bệnh viện 19-8 xét nghiệm sinh thiết hạch cổ đã về mổ dê ăn mừng vì không phải K. Vậy mà, sau khi phẫu thuật tại Bệnh viện 103, sinh thiết lại, anh không thể ngờ đã mắc ung thư thực quản di căn hạch. Sau xạ trị áp sát 25 mũi cùng 8 đợt truyền hóa chất tại K71, anh xuất viện trở về đơn vị tiếp tục công tác mà cứ tấm tắc cảm phục các thầy thuốc quân đội...
Với lượng thu dung 3.000 đến 3.500 bệnh nhân nội trú và hàng nghìn bệnh nhân ngoại trú (cả quân và dân) mỗi năm, tỷ lệ ra viện đến trên 90% cho thấy hiệu quả cao về ứng dụng y học hạt nhân trong điều trị ung thư ở K71 này.
Những thầy thuốc áo lính trị bệnh cứu người
Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Kim Lưu, người chỉ huy cao nhất ở K71 là một người con Xứ Nghệ. Với phong thái từ tốn, nhẹ nhàng của một nhà giáo, cách nói chuyện cuốn hút khi anh kể lại các ca bệnh hiểm nghèo được điều trị tại K71. Ấn tượng hơn khi anh phác nhanh bước trưởng thành của đơn vị. 45 năm trước, ngày 17 tháng 3 năm 1971, "Labo đồng vị phóng xạ" thuộc Đại học Quân y (phiên hiệu K71) được thành lập, với nhiệm vụ ứng dụng đồng vị phóng xạ trong y học.
Năm sau, labo được giao giảng dạy cho học viên hệ dài hạn năm thứ 4 và mang tên "Khoa Y học phóng xạ". Anh cười hóm hỉnh, kể tiếp: "Năm 2005, K71 mới được trang bị máy xạ trị Cobant 60 và giao 4 giường bệnh. Lúc đó có lãnh đạo còn băn khoăn không biết K71 có điều trị ung thư được không?! Đến nay, được coi là cơ sở điều trị ung thư 150 giường mà K71 luôn trong tình trạng quá tải với trung bình 200 bệnh nhân nội trú"...
K71 có tên là Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân khi được Bộ Quốc phòng ra quyết định từ tháng 12 năm 2012, rồi trang bị cơ sở vật chất, thiết bị khá đồng bộ và hiện đại: SPECT, PET, PET/CT, các máy xạ trị áp sát. Đây là một khoa của Học viện Quân y, làm nhiệm vụ đào tạo, ứng dụng về y học hạt nhân đến bậc cao học (trong và ngoài quân đội), vừa là cơ sở chẩn đoán, điều trị bằng xạ trị, hóa chất, dược chất phóng xạ, điều trị đích bằng các kháng thể đơn dòng, chăm sóc giảm nhẹ và tư vấn hỗ trợ tâm lý tuyến cuối cho mọi bệnh nhân ung thư.
Ngày đầu thành lập, chỉ với cơ sở vật chất đơn sơ và rất ít người, nay Trung tâm đã có 40 cán bộ, giảng viên, nhân viên (35 đảng viên), trong đó: 2 Phó Giáo sư, 2 Tiến sĩ, 7 Thạc sĩ, 4 bác sĩ chuyên khoa I, II; 3 bác sĩ, 4 kỹ sư, 18 điều dưỡng viên. K71 luôn coi trọng công tác phát triển đội ngũ cả về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy. Các giảng viên trực tiếp biên soạn 4 bộ giáo trình đào tạo hệ đại học và sau đại học; giảng dạy cho các lớp đại học (cả quân và dân y) về 2 môn là y học hạt nhân và ung thư đại cương với trung bình hơn 200 tiết lý thuyết và hơn 2.000 tiết thực hành mỗi năm.
Đơn vị còn phát huy nội lực, tổ chức cho cán bộ được đào tạo tại chỗ kết hợp với đào tạo ở nước ngoài để nhanh chóng làm chủ kỹ thuật mới, hiện đại như mô phỏng, lập kế hoạch xạ trị, xạ trị 3D theo hình thái khối u, xạ trị áp sát... cho hầu hết các mặt bệnh ung thư. Nhờ đó, các phương pháp điều trị ung thư, bao gồm cả xạ trị, hóa trị, hóa - xạ trị kết hợp, điều trị đích, điều trị giảm đau do ung thư di căn xương bằng P32, điều trị Basedow, ung thư tuyến giáp bằng Iot phóng xạ... được cập nhật kịp thời, ứng dụng thành công. Nhiều bệnh nhân nặng, giai đoạn cuối được điều trị cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài thời gian sống thêm. "Với những bệnh nhân nặng giai đoạn cuối, các thầy thuốc đã đánh thức khát vọng sống trong bệnh nhân để họ hợp tác điều trị. Thời gian sống thêm của các bệnh nhân này như là "món lãi" với thầy thuốc trong điều trị vậy". - Tiến sĩ Nguyễn Kim Lưu nói vui...
Điều đặc biệt là K71 đã tạo được 3 môi trường phát triển song hành. Môi trường say mê học tập và nghiên cứu khoa học phát triển từ quy định mỗi người phải có ít nhất một đề tài nghiên cứu khoa học hằng năm, trở thành ý thức tự giác của các bác sĩ, nhờ đó K71 thường xuyên tham dự các diễn đàn khoa học trong và ngoài nước. Môi trường rèn luyện nền nếp chính quy của một đơn vị quân đội, đoàn kết thương yêu giúp đỡ đồng đội và chăm sóc bệnh nhân. Môi trường văn hóa văn nghệ, thể thao lành mạnh với nhiều tiết mục tham gia hội diễn bệnh viện, học viện; đội bóng đá là các bác sĩ, KTV, điều dưỡng trẻ tham gia giao lưu rộng rãi, có thành tích khá ấn tượng.
Các bác sĩ trẻ thế hệ 8X như Trần Văn Tôn, Dương Thùy Linh, Phạm Khánh Hưng... giống nhau ở chỗ chuyên môn vững, ham học hỏi, tận tụy với bệnh nhân và say mê nghiên cứu khoa học, đang tô đẹp truyền thống của K71. Năm 2015, đề tài "Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính mô phỏng sử dụng đồng thời thuốc cản quang đường tĩnh mạch và đường uống trong lập kế hoạch xạ trị 3D ở bệnh nhân ung thư thực quản" của nhóm các bác sĩ Trần Văn Tôn, Trần Đình Thiết, Phạm Thị Mai; Kỹ sư Nguyễn Mạnh Khải; KTV Nguyễn Duy Bằng thực hiện đã đoạt giải nhất Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành y tế khu vực Hà Nội lần thứ 26, được Bộ Y tế tặng Bằng khen. Đề tài ứng dụng thành công trong điều trị và được Bộ Quốc phòng trao giải nhất. Thượng úy, bác sĩ trưởng nhóm Trần Văn Tôn được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học năm 2014-2015.
Để có được một K71 nền nếp, chính quy như hiện tại là công sức của biết bao thế hệ từ lãnh đạo, bác sĩ đến kỹ sư, KTV; đặc biệt là sự tận tâm, chuyên nghiệp, thân thiện dễ thấy ở đội ngũ điều dưỡng như Trọng Nghị, Hữu Thiện, Quốc Tuấn, Mạnh Hổ, Mậu Anh, Phương, Định... Một bệnh nhân cao tuổi đã chia sẻ mộc mạc mà chính xác về tình người ở K71: "Khi đối diện với căn bệnh hiểm nghèo, cả người chữa bệnh, người bệnh và bệnh nhân với nhau trở nên gần gũi như trong một nhà vậy". Đó là điều đã làm nên thành công của tập thể K71, mà tấm Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, hai Cờ luân lưu của Bộ Quốc phòng năm 2012, 2014... và nay được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là sự ghi nhận đáng tự hào.
Cơ ngơi đồ sộ của Bệnh viện 103 hiện đại đang hình thành. Trong đội ngũ đơn vị ba lần Anh hùng ấy, K71 đã khẳng định vị thế của mình là Trung tâm Y học hạt nhân và điều trị ung thư hàng đầu của quân đội và quốc gia. Cây ngọc lan đầy những bông hoa trắng ngà được trồng ngay cửa Trung tâm cứ tỏa hương dìu dịu, mát lành như tấm tình của những người thầy thuốc K71, thơm mãi theo bước chân mỗi người bệnh được cứu giúp thoát xa lưỡi hái tử thần, nối dài mạch sống. (* Hà Nội mới (trang 8))
Xử phạt 15 đơn vị vi phạm về phòng chống tác hại thuốc lá
Hiện nay, tình hình vi phạm quy định về phòng chống tác hại của thuốc lá vẫn còn phổ biến. Năm 2015, đoàn kiểm tra liên ngành về phòng chống tác hại của thuốc lá đã xử phạt 15 đơn vị vi phạm về phòng chống tác hại thuốc lá với tổng số tiền phạt là 91 triệu đồng.
Thông tin trên được đưa ra trong hội thảo triển khai dự án hỗ trợ xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các cơ sở dịch vụ du lịch và nâng cao năng lực thực thi, đánh giá Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, do Bộ Y tế tổ chức sáng 16/3 tại Hà Nội.
Tại hội thảo, đại diện Thanh tra Bộ Y tế cho hay, năm 2015, đoàn kiểm tra liên ngành về phòng chống tác hại của thuốc lá đã triển khai tại 7 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Phú Thọ, Yên Bái, Nam Định, Hà Nam, Sơn La.
Đoàn đã kiểm tra 102 đơn vị, trong đó có 41 khách sạn, 39 nhà hàng, 18 cơ sở y tế, 1 trường học, 1 quán càphê, 2 quán karaoke.
Lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính được 15 đơn vị (đều ở Hà Nội) với tổng số tiền là 91 triệu đồng, còn lại những trường hợp khác chỉ nhắc nhở.
Theo đánh giá của Thanh tra Bộ Y tế, hầu hết các địa phương chưa thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về hút thuốc lá. Đa phần các địa phương chỉ thực hiện nhắc nhở, chưa thực hiện các biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
Theo đại diện của Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch), hiện trên cả nước có hơn 17.800 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 94 khách sạn 5 sao, 222 khách sạn 4 sao, 450 khách sạn 3 sao… Việc triển khai xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các cơ sở dịch vụ du lịch sẽ nhiều khó khăn.
Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá cho hay, tại các thành phố du lịch lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hội An… nhiều nhà hàng, khách sạn đã thực thi xây dựng môi trường không khói thuốc như gắn biển báo cấm hút thuốc lá, dành khu vực cho người hút thuốc lá riêng và tổ chức, tham gia nhiều hoạt động hưởng ứng môi trường không khói thuốc.
Tuy nhiên, ông Khuê cũng thừa nhận việc triển khai môi trường không khói thuốc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, nhất là tại các thành phố lớn vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều nhà hàng, khách sạn, cơ sở du lịch không có phòng dành riêng cho người hút thuốc.
Đặc biệt, ở Việt Nam chưa có khách sạn nào áp dụng chế tài xử phạt bằng tiền với người hút thuốc vi phạm như ở một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, tại nhiều địa phương, sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo, chính quyền vẫn còn chưa mạnh mẽ, quyết liệt.
Vì vậy, trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật phòng chống tác hại của thuốc lá, tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ nhân viên nhà hàng, chủ các cơ sở nhà hàng tại các thành phố trọng điểm về tác hại của thuốc lá và môi trường không khói thuốc…/. (* Nông thôn Ngày nay (trang 2))
- Sẵn sàng cho Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới sinh non năm 2024 (17/11/2024) (14/11/2024 07:55)
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Điểm báo điện tử ngày 17/3/2016 (17/03/2016 08:54)
- Hội nghị Khoa học giao ban Chương trình chống lao Quốc gia năm 2015, trọng tâm hoạt động năm 2016 (17/03/2016 08:52)
- Hội nghị tổng kết Dự án hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 (17/03/2016 08:27)
- HƠN 400 ĐOÀN VIÊN THAM GIA HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN (04/03/2016 08:38)
- Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng các thầy thuốc nhân 61 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (26/02/2016 03:26)