- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Bảo hiểm y tế không thanh toán vì... “thuốc kháng bệnh bạch hầu không được đấu thầu”
Từ tháng 8 đến nay, bệnh bạch hầu đã liên tiếp xuất hiện, chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa nơi đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, dịch vụ y tế còn hạn chế. Thế nhưng thuốc kháng bạch hầu không được BHYT thanh toán vì bệnh viện mời thầu nhưng không có đơn vị tham dự.
Bệnh bạch hầu đang tăng nhanh tại nhiều địa phương, đe dọa bùng phát dịch trên diện rộng. Bác sĩ cảnh báo đây là bệnh lý nguy hiểm tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát, người dân cần phải chích ngừa và đến bệnh viện kịp thời khi có những biểu hiện nghi mắc bạch hầu.
1 trong 4 ca bệnh bạch hầu ở chùm bệnh Gia Lai đang được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM
Mới nhất, trong số 4 ca bệnh được chuyển đến điều trị bệnh bạch hầu thời gian gần đây tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã tiếp nhận điều trị có 1 ca tử vong, 3 trường hợp khác là bệnh nhi cùng ngụ tại buôn Ekia, xã Ia Rsai, huyện Krông Pa, Gia Lai.
Theo khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía thân nhân các bệnh nhi ghi nhận, trước khi các bé nhập viện, tại buôn Ekia đã có 3 người tử vong nghi mắc bệnh bạch hầu, thậm chí ngay cả trong gia đình.
Viêm cơ tim, rối loạn nhịp… vì bạch hầu
Sau quá trình điều trị, 2 trẻ đã được xuất viện, tuy nhiên, BS Phan Tứ Quý, Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc Trẻ em cho hay: “Còn bệnh Kpă H’Rớt (4 tuổi) vẫn phải tiếp tục theo dõi, điều trị với chẩn đoán mắc bạch hầu có biến chứng viêm cơ tim, rối loạn nhịp”.
BS Tứ Quý cho biết:“Cha mẹ bệnh nhi cho hay, trước đó, người bà đã đột ngột tử vong, sau đó có thêm 2 người hàng xóm cũng vĩnh viễn ra đi sau nhiều ngày sốt, mệt. Thấy bệnh nhi có các biểu hiện tương tự, họ vội đưa đến bệnh viện địa phương và được bác sĩ chuyển thẳng xuống BV Bệnh Nhiệt đới.”
Vắc xin chủng ngừa bệnh bạch hầu lâu nay đã được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (mũi tiêm bạch hầu - ho gà - uốn ván). Để tránh nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi chích ngừa đủ 3 mũi (từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 sau khi chào đời). Trẻ em và người lớn cần chích nhắc bệnh bạch hầu mỗi 10 năm 1 lần để duy trì kháng thể phòng bệnh.
Bệnh viện mời thầu thuốc chữa bạch hầu nhưng không có đơn vị tham dự
Điều đáng nói là, bệnh bạch hầu đang tấn công chủ yếu vào nhóm những người yếu thế, kinh tế khó khăn, hiểu biết hạn chế, không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế, đặc biệt là chưa được chích ngừa vắc xin phòng bệnh. Khoảng 5 năm trở lại đây, bệnh bạch hầu chủ yếu xuất hiện tại những vùng dân tộc thiểu số ở nhiều tỉnh thành khác nhau thuộc khu vực miền Trung - Tây Nguyên nơi bà con còn rất khó khăn.
Bệnh nhân có bảo hiểm y tế nói chung phải được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 6 tuổi theo quy định sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí điều trị. Tuy nhiên, bảo hiểm không thanh toán tiền thuốc điều trị bệnh bạch hầu, khiến gia đình nghèo không lo nổi chi phí.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do quy định thuốc nằm trong danh mục bảo hiểm phải thông qua đấu thầu tập trung. Nhưng trên thực tế nhu cầu thuốc kháng bạch hầu quá ít, thuốc có thời hạn sử dụng tử 12 đến 24 tháng, những năm không có ca bệnh các bệnh viện gần như không dùng tới.
Vì vậy, dù bệnh viện mời thầu nhưng không có đơn vị tham gia dự thầu. Tuy nhiên, nhiều năm qua thuốc kháng độc tố bạch hầu trong nước đã ngưng sản xuất, nguồn hàng chủ yếu phải nhập từ nước ngoài với chi phí hơn 2 triệu đồng mỗi lọ.
2 năm nay khi có dịch bệnh xảy ra, nguồn thuốc thông qua đấu thầu không có sẵn nên phía bệnh viện phải mua trực tiếp (không qua đấu thầu) để cứu chữa bệnh nhân. Vì lý do này Bảo hiểm Y tế từ chối thanh toán tiền thuốc kháng độc tố bạch hầu cho người bệnh.
Nhiều ngày qua cha mẹ của bé đã liên tục đòi đưa con về vì gia đình không có tiền để tiếp tục điều trị các biến chứng viêm cơ tim, loạn nhịp vì bạch hầu cho con.
Thuốc kháng độc tố bạch hầu quyết định việc điều trị nhưng chi phí khá cao so với điều kiện kinh tế của nhiều người bệnh, bên cạnh đó chưa được bảo hiểm y tế thanh toán, nên bệnh nhân đã bỏ điều trị, xin về…
Người điều trị bệnh bạch hầu chới với…
Thực trạng trên đang xảy ra tại BV Bệnh Nhiệt Đới TPHCM là tuyến cuối tiếp nhận và điều trị các loại bệnh truyền nhiễm tại khu vực phía Nam.
Ngày 6/11/2019, bệnh nhi là bé Kpă H’Rớt (4 tuổi) đang phải tiếp tục theo dõi, điều trị. Tuy nhiên, nhiều ngày qua cha mẹ của bệnh nhi liên tục yêu cầu bác sĩ phải cho bệnh nhi xuất viện vì chi phí quá tốn kém, gia đình nghèo, không đủ sức chi trả.
BS Phan Tứ Quý chia sẻ: “Thời điểm này năm trước, một gia đình đang điều trị bệnh bạch hầu đã yêu cầu cho xuất viện vì hết tiền điều trị, vừa rời khỏi cổng bệnh viện bệnh nhi đã rơi vào rối loạn nhịp, tử vong.
Tình trạng tương tự đang đe dọa sự sống của bệnh nhi Kpă H’Rớt, cháu bị bạch hầu biến chứng viêm cơ tim, rối loạn nhịp. Tuy nhiên, nhiều ngày qua cha mẹ của bé đã liên tục đòi đưa con về vì gia đình không có tiền.”
Khi người bệnh có biểu hiện nghi ngờ hoặc được chẩn đoán xác định mắc bạch hầu, cần phải sử dụng thuốc kháng độc tố bạch hầu kết hợp với kháng sinh. Một trường hợp bệnh bình thường cũng phải sử dụng khoảng 10 lọ thuốc, ca bệnh nặng việc sử dụng thuốc kháng độc tố bạch hầu cần nhiều hơn. Chi phí trung bình cho loại thuốc này trong quá trình điều trị của người bệnh tốn từ 20 đến 30 triệu đồng, chiếm khoảng 1/2 trong tổng chi phí điều trị của bệnh nhân.
Từ thực tế điều trị, BS Tứ Quý cho hay: “Bạch hầu là bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu nên có thể điều trị hiệu quả. Kháng độc tố bạch hầu là thuốc quyết định thành công trong điều trị, được sử dụng phù hợp với chỉ định và tuân thủ theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Bệnh nhân có bảo hiểm y tế có quyền được sử dụng thuốc, được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo quy định, cơ quan Bảo hiểm Xã hội và các bên liên quan cần sớm tháo gỡ vướng mắc để người bệnh có bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi của họ.”
Khi có dịch bệnh xảy ra ngoài việc khoanh vùng, cách ly, chủng ngừa, điều trị là giải pháp cấp bách để hạn chế tối đa nguy cơ tử vong cho người bệnh, từ đó chấm dứt nguồn lây bệnh. Do đó, ngay cả khi Bảo hiểm Y tế không thanh toán thuốc kháng bạch hầu cho người bệnh vì lý do bệnh viện mua thuốc không thông qua đấu thầu tập trung, việc chi trả bảo hiểm y tế hoặc hỗ trợ chi phí điều trị cho người mắc bệnh bạch hầu cần phải triển khai theo phương án chống dịch để tránh nguy cơ dịch lây lan, bùng phát trên diện rộng.
Biểu hiện đặc trưng của bạch hầu là tình trạng người mắc bệnh có mảng trắng trong vùng hầu họng, mảng bám này dai, khó tróc. Những trường hợp mắc bạch hầu ác tính bệnh nhân sẽ có thêm các triệu chứng, hai bên cổ sưng to, vẻ mặt lừ đừ của tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc. Những biến chứng nguy hiểm khác là suy thận cấp, viêm cơ tim, rối loạn nhịp thường khiến bệnh nhân đột ngột tử vong.
Thời gian qua ở Kon Tum: 9 tháng đầu năm trên địa bàn huyện Đắc Hà đã xuất hiện 5 trường hợp chưa có ca tử vong. Năm 2018 trên địa bàn tỉnh có 7 trường hợp mắc bạch hầu, 2 ca bệnh nặng tử vong.
Còn tại Quảng Nam: từ tháng 10 đến nay, trên địa bàn huyện Duy Xuyên, liên tiếp phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh bạch hầu.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Vận động chính sách đảm bảo phân bổ ngân sách địa phương cho hỗ trợ mua thẻ BHYT và đồng chi trả thuốc ARV (17/10/2019 15:40)
- Quy định mới về ký kết hợp đồng trong đấu thầu thuốc (04/10/2019 11:07)
- Những chính sách về y tế, sức khỏe có liệu lực từ 10/2019 (01/10/2019 11:03)
- Cần biết: Các điều kiện để trở thành bác sĩ gia đình (09/09/2019 15:01)
- Ngày 20/8, giá dịch vụ y tế chính thức được điều chỉnh thế nào? (20/08/2019 07:46)