- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Các vấn đề đặt ra từ Nghị quyết 21 về công tác dân số trong tình hình mới
Nghị quyết đã cụ thể hóa việc chuyển "trọng tâm" này thông qua việc đề ra 6 nhóm mục tiêu, bao gồm 23 chỉ tiêu nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức do tình hình dân số mang lại. Theo ông Nguyễn Doãn Tú, đây là chủ trương lớn của Đảng đối với công tác dân số của nước nhà.
Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị quyết nêu 5 quan điểm làm nền tảng cho công tác dân số hiện nay, đặc biệt là chỉ rõ phương hướng: "Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững".
Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế)
Nghị quyết đã cụ thể hóa việc chuyển "trọng tâm" này thông qua việc đề ra 6 nhóm mục tiêu, bao gồm 23 chỉ tiêu nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức do tình hình dân số mang lại.
Đánh giá về việc chuyển "trọng tâm" này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, ngành Dân số đã bước sang một trang mới. Còn theo ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), đây là chủ trương lớn của Đảng đối với công tác dân số của nước nhà.
6 nhóm mục tiêu chính được đặt ra trong Nghị quyết 21
- Duy trì mức sinh thay thế
- Đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên
- Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số “vàng”
- Thích ứng với già hóa dân số
- Phân bổ dân số hợp lý và quản lý dân cư
- Nâng cao chất lượng dân số
Cơ hội và thách thức trong thực hiện 6 nhóm mục tiêu do Nghị quyết số 21-NQ/TW đề ra
Duy trì mức sinh thay thế: Thách thức hiện nay là mức sinh giữa các khu vực, các vùng chênh lệch khá lớn. Vì vậy, Đảng chủ trương "tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp".
Do đó, việc xây dựng các giải pháp phù hợp với từng vùng, từng tỉnh sao cho vừa đảm bảo duy trì vững chắc mức sinh thay thế, vừa tiến tới đồng đều về mức sinh trên phạm vi cả nước là yêu cầu đồng thời là thách thức lớn của công tác dân số hiện nay.
Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên: Ở Việt Nam, mất cân bằng giới tính khi sinh được ghi nhận vào năm 2006, khi trong số trẻ em sinh ra trong năm, cứ 100 bé gái thì tương ứng có tới 110 bé trai. Sự mất cân bằng này đang tăng lên và đã ở mức nghiêm trọng. Năm 2018 là 115,1 bé trai/100 bé gái.
Nếu xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục diễn ra, đến giữa thế kỷ XXI, dân số Việt Nam trong độ tuổi trưởng thành, nam giới sẽ nhiều hơn nữ khoảng 2,3-4,3 triệu người.
Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh hiện nay mới chỉ tập trung ở một số khu vực, điển hình là vùng đồng bằng Sông Hồng. Điều này đã được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú ý đề cập trong chính sách, pháp luật để điều chỉnh.
Theo đó, việc xóa bỏ tâm lý, tập quán muốn có con trai "nối dõi tông đường", kiểm soát việc lạm dụng kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ lựa chọn giới tính thai nhi là việc làm khó, không thể thay đổi trong "một sớm, một chiều", đòi hỏi đồng bộ nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài; sự nỗ lực kiên trì, liên tục và mạnh mẽ của toàn xã hội.
Tận dụng hiệu quả cơ cấu "dân số vàng": Một quốc gia có cơ cấu "dân số vàng" khi tỉ lệ những người trong độ tuổi từ 15-64 chiếm 66% trở lên. Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ này năm 2007, đến nay tỉ lệ này xấp xỉ 70%. "Mỏ vàng không khai thác thì còn, cơ cấu "dân số vàng" không khai thác thì sẽ mất (vào khoảng năm 2040). Vì vậy, cần tích cực tận dụng cơ hội này để phát triển nhanh và bền vững đất nước" - ông Nguyễn Doãn Tú nhấn mạnh.
Thích ứng hóa với già dân số: Năm 2011, dân số 60 tuổi trở lên của nước ta là 10%, nghĩa là Việt Nam đã chính thức bước vào quá trình già hóa. Theo dự báo, Việt Nam sẽ có dân số già vào năm 2035, khi tỉ lệ này tăng lên tới 20% với khoảng 21 triệu người cao tuổi. Vì vậy, thích ứng với già hóa dân số là một thách thức lớn hiện nay, nhất là trong điều kiện Việt Nam già hóa nhanh.
Phân bổ dân số hợp lý và quản lý dân cư: Công nghiệp hóa và kinh tế thị trường đang thúc đẩy di cư diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Từ năm 2004-2009, đã có gần 7 triệu người di cư, tăng 50% so với giai đoạn 1994-1999, góp phần làm tăng tỉ lệ dân đô thị trong khoảng 15 năm trở lại đây và đẩy mạnh xu hướng tập trung dân số vào một số thành phố, vùng lãnh thổ.
Cùng với việc điều hòa để phân bố dân số hợp lý trên phương diện kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, những biến đổi dân số mạnh mẽ, nhanh chóng cũng đặt ra yêu cầu và thách thức khi xây dựng hệ thống thông tin quản lý dân cư phù hợp, linh hoạt, cập nhật và chính xác.
Nâng cao chất lượng dân số: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng nhấn mạnh, chất lượng dân số không chỉ là sức khỏe mà còn là vấn đề phát triển. So với thế giới, chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta vẫn còn thấp. Bệnh tật liên quan đến di truyền còn cao.
Việt Nam chưa lọt được vào top 100 nước phát triển nhất, chưa rút ngắn được khoảng cách so với các nước trên thế giới. Trong đó, năng suất lao động vẫn là thành tố yếu nhất khi nói đến chất lượng dân số. Điều này cho thấy những thách thức lớn lao trong việc đạt được mục tiêu "nâng cao chất lượng dân số".
Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho con người và phát triển
Lịch sử cho thấy, công tác dân số là công tác vừa có tính cấp bách vừa là chiến lược, lâu dài. Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển.
Điều đáng lo ngại nhất là chất lượng dân số nước ta cả về mặt thể lực chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ cấu "dân số vàng" 12 năm nay, nhưng vẫn chưa tận dụng được hết lợi thế của nó.
Bên cạnh đó là những thách thức về chất lượng dân số, về tỉ số giới tính khi sinh, về an sinh xã hội cho người cao tuổi… Lo ngại lớn hơn nữa là bộ máy tổ chức đang thiếu ổn định, nguồn lực cho công tác dân số bị cắt giảm…
Thẳng thắn nhìn nhận, Tổng cục trưởng Nguyễn Doãn Tú cho rằng những khó khăn đó đang "hiện thực hoá" thực trạng mà Nghị quyết 21 đã chỉ rõ; đồng thời làm tăng thêm lo lắng về việc làm thế nào để triển khai thành công Nghị quyết 21 khi còn quá nhiều khó khăn nêu trên.
Nghị quyết 21 nhấn mạnh tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ rằng, chuyển trọng tâm công tác dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển không có nghĩa là xem nhẹ công tác KHHGĐ mà đây vẫn là nội dung hết sức quan trọng.
Do đó, trong thời gian tới, bên cạnh việc phát triển toàn diện, ngành Dân số vẫn tập trung đẩy mạnh tư vấn và cung ứng dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ, đặc biệt là cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Nhiệm vụ giảm sinh đã đạt được mục tiêu nhưng vẫn phải liên tục duy trì. Giai đoạn tiếp theo công tác dân số phải triển khai đồng loạt các vấn đề khác. Trước những vấn đề mới, thách thức mới, công tác truyền thông vận động xã hội có một vai trò rất lớn. Công tác dân số từ trước đến nay và sau này vẫn là cuộc vận động xã hội rộng lớn, nếu không có sự tham gia của cả hệ thống chính trị thì không thể thành công.
Để triển khai thành công các mục tiêu đã đề ra, Nghị quyết 21-NQ/TW đã nhấn mạnh: Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để bảo đảm nguồn lực cho công tác dân số.
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Trạm y tế xã được thực hiện gói dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (11/11/2024 08:00)
- Công đoàn ngành Y tế: Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động (11/11/2024 07:58)
- 25 năm thực hiện Chương trình hành động ICPD và những thành tựu lớn của công tác dân số Việt Nam (05/07/2019 15:44)
- Nỗ lực giảm sinh tại xã Bình Dương huyện Gia Bình (25/04/2019 14:40)
- Bắc Ninh- Lãnh đạo tỉnh dự Lễ ra quân Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tại các địa phương (02/04/2019 15:27)
- Khó khăn trong công tác dân số kế hoạch hóa gia đình (18/07/2018 14:47)
- Quế Võ: Từng bước giảm tỷ số giới tính khi sinh (02/06/2018 08:53)