Thống kê truy cập

Online : 3073
Đã truy cập : 150734438

Cải cách tiền lương: Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội thay đổi

30/01/2024 08:10 Số lượt xem: 12

Đến hết năm 2023 cả nước có 93,35% số người trong độ tuổi lao động tham gia  bảo hiểm y tế; 31,58% số người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; 39,25% tham gia bảo hiểm xã hội.

Khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Sản Nhi

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cả nước hiện có 95.670 người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng (trong đó có 75.230 người hưởng lương hưu). 1.304.203 người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội một lấn (trong đó có 1.110.422 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần); 8.849.210 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục  hồi  sức khỏe.

Ước chi bảo hiểm xã hội là 292.336 tỷ đồng và chi bảo hiểm thất nghiệp là 22.637 tỷ đồng

Từ ngày 1/7/2024 khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW  Sẽ bỏ mức lương cơ sở khi thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công).

Nguồn kinh phí: Bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Khi thực  hiện cải cách tiền lương thì các chính sách bảo hiểm y tế,, bảo hiểm xã hội sẽ thay đổi như: Trợ cấp mai táng, mức trợ cấp tuất hằng tháng; Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đang được tính theo mức lương cơ sở; Trợ cấp một lần khi sinh con; Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, sau khi ốm đau; Thay đổi về mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, học sinh-sinh viên... Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa...Mức hưởng bảo hiểm y tế, mức thanh toán trực tiếp bảo hiểm y tế … theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP

Phương Nhiên