- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Cần tăng chi cho y tế cơ sở để "hút" người dân đến khám chữa bệnh
Sáng ngày 7/8, tại Hà Nội, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về chất lượng và hiệu quả của mạng lưới y tế cở sở, tại phiên họp nhiều ý kiến đề xuất cần tăng chi cho y tế cơ sở để "hút" người dân đến khám chữa bệnh
Đây là vấn đề đang được xã hội quan tâm vì y tế cơ sở (YTCS) được kỹ vọng là nền tảng, là xương sống, là người “gác cổng” giữ vai trò điều tiết trong hệ thống y tế nhưng mạng lưới này lại đang bộc lộ những yếu kém về chất lượng và thiếu vắng bệnh nhân.
Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, ở nước ta rộng khắp từ trung ương đến xã, phường đều bao phủ hệ thống y tế, thậm chí còn có cả y tế thôn bản thông qua hệ thống các cô đỡ thôn bản. Hiện cả nước có 11.400 trạm y tế xã bao gồm cả mạng lưới y tế thôn bản; gần 99% xã, phường và thị trấn đã có nhà trạm; 87,5 % trạm có bác sĩ khám chữa bệnh; 97% có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; gần 75% thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động, trong đó ở nông thôn, miền núi là 96%.
Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội- bà Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên giải trình
“Nhờ có mạng lưới YTCS rộng khắp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cơ bản đã được triển khai rất hiệu quả, sâu rộng như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Một số trạm y tế xã đã bước đầu thực hiện quản lý một số bệnh không lây nhiễm, mạn tính như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… theo mô hình bác sĩ gia đình. Người dân đã tiếp cận và sử dụng nhiều hơn dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến YTCS. Đến nay, đã triển khai khám chữa bệnh BHYT tại khoảng 80% tổng số trạm y tế”- Bộ trưởng cho biết.
Bên cạnh nêu rõ những vai trò của YTCS, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, YTCS gồm tuyến huyện và tuyến xã còn nhiều hạn chế về chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, khiến người bệnh chưa tin tưởng và thường vượt lên tuyến trên gây nên tình trạng quá tải tại BV tuyến tỉnh, TW. Trạm y tế xã chưa quan tâm đến phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, cũng như chưa sàng lọc phát hiện được sớm các bệnh cho người dân...
Về nguyên nhân dẫn đến yếu kém trên, theo Bộ trưởng là tổ chức hệ thống y tế chưa ổn định, lúc nhập vào, lúc tách ra, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu. Về nền tảng và tiềm năng, nhìn chung chất lượng chưa cao chưa đồng bộ. Đầu tư cho YTCS còn thấp, có trạm y tế rất xơ xác. Chính sách đãi ngộ cho nhân viên YTCS chưa thỏa đáng. Quỹ bảo hiểm y tế chi cho YTCS còn chưa thỏa đáng. Nhận thức, quan điểm chỉ đạo của cấp chính quyền và cơ quan y tế chưa quan tâm đến YTCS...
Cùng tham gia giải trình, đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã làm rõ việc đảm bảo nguồn lực cho YTCS, phát triển bảo hiểm y tế và giám sát nâng cao chất lượng YTCS.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại phiên giải trình
Tại phiên giải trình, bà Nguyễn Thị Minh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng tự chủ tài chính bệnh viện đã thúc đẩy các bệnh viện tăng thu người bệnh, kéo dài thời gian nằm viện để tăng số tiền thanh toán với cơ quan BHXH.
Đại diện BHXH Việt Nam cho rằng Quốc hội cần điều chỉnh chính sách thông tuyến KCB BHYT để tránh tình trạng người dân đi khám chữa bệnh không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, kéo theo việc giảm vai trò của trạm y tế xã trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu và điều trị các bệnh thông thường. Đối với các bệnh thông thường mà người bệnh điều trị ở tuyến trên, cần tăng mức đồng chi trả hoặc không thanh toán BHYT.
Phản biện về các báo cáo giải trình, GS.TS Phạm Mạnh Hùng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, cần tìm ra phương thức hoạt động của YTCS phù hợp với cơ chế thị trường ở nước ta. Cần chi trả bảo hiểm y tế cho việc khám bệnh định kỳ cho người dân để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giảm gánh nặng về chi phí.
Thăm khám cho người dân tại trạm y tế xã Đồng Tâm- huyện Lạc Thủy- Tỉnh Hòa Bình
” Ngày nay, đòi hỏi YTCS phải phát hiện nhồi máu cơ tim ngay tại nhà. Vấn đề là phải hướng dẫn họ cấp cứu sơ cứu như thế nào. Nếu nghĩ rằng YTCS phải điều trị nhồi máu cơ tim như các bệnh viện tuyến trên là điều rất sai lầm. Trong cơ chế thị trường hiện nay, YTCS có rất nhiều khó khăn. Tôi cho rằng, quan trọng phải tìm được cách cho cán bộ YTCS phải kiếm được đủ để sống từ công việc của họ, như thế mới động viện được cán bộ YTCS...”- GS.TS Phạm Mạnh Hùng nói
Phản biện dưới góc nhìn của người giám sát từ thực tiễn, ông Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đưa ra ý kiến: Vì sao trạm y tế vắng bệnh nhân? Tôi cho rằng nhân lực cán bộ YTCS không quá yếu mà do bảo hiểm không thanh toán nhiều cho những kỹ thuật mà họ có thể làm được, mức trần BHYT chỉ có 20%, mà cơ quan chức năng không muốn tăng mệnh giá và luôn lo Quỹ bảo hiểm y tế vỡ...
GS.TS Phạm Mạnh Hùng phát biểu tại phiên giải trình
Cũng tại phiên họp, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi đối với đại diện Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về nguồn vốn đầu tư cho y tế cơ sở, chất lượng nhân lực, biện pháp tháo gỡ khó khăn về chính sách bảo hiểm y tế trước áp lực vỡ Quỹ bảo hiểm y tế.
”Chúng tôi đã chỉ đạo cử cán bộ y tế tuyến tỉnh về tuyến huyện hỗ trợ chuyên môn. Tới đây, chúng tôi sẽ cử luân phiên cả bác sĩ tuyến Trung ương về tuyến xã để thu hút người dân về đây chữa bệnh, từ đó chuyển giao chuyên môn cho y tế cơ sở....”- Bộ trưởng cho biết
- Sẵn sàng cho Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới sinh non năm 2024 (17/11/2024) (14/11/2024 07:55)
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Bệnh sởi gia tăng với nhiều biến chứng nguy hiểm (09/08/2018 16:01)
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ Lady Wash bị thu hồi vì kém chất lượng (09/08/2018 10:10)
- Hơn 1.600 đơn vị chế phẩm máu sử dụng cho cấp cứu và điều trị mỗi ngày (09/08/2018 07:37)
- Thông tư mới quy định việc đấu thầu thuốc sẽ đáp ứng kịp thời thuốc tốt, giá hợp lý (08/08/2018 08:06)
- Tăng cường điều trị, phòng chống lây nhiễm Cúm A/H1N1 và Sởi tại các cơ sở khám chữa bệnh (07/08/2018 10:20)