- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Cẩn trọng trước tình trạng bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp
Năm 2022 và đặc biệt là thời điểm những tháng cuối năm hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến hết sức phức tạp, cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch. Bên cạnh bệnh truyền nhiễm mới nổi như COVID-19 thì bệnh tái nổi như Adeno, Cúm A, Cúm B, Tay chân miệng, Sốt xuất huyết…cũng có xu hướng gia tăng với mức độ nặng hơn mọi năm.
Bệnh nhân Nguyễn Tâm Anh ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang vào Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh điều trị nội trú trong tình trạng li bì, mệt lả kèm theo nôn, đi ngoài phân lỏng trên 10 lần/ngày, toan chuyển hóa nặng do tiêu chảy cấp gây ra. Nếu như trẻ tiêu chảy thông thường, các bác sĩ chỉ thực hiện truyền điện giải khoảng 300ml/lần thì với bé M. phải truyền 1000ml/lần, kết hợp truyền bù toàn chuyển hóa 3 lần. Chị Nguyễn Thị Mão mẹ của bé cho biết, ở nhà thấy cháu bị đi ngoài cũng có mua thuốc ở phòng khám ngoài cho bé uống nhưng tình trạng không tiến triển, tần suất đi ngoài phân lỏng của bé ngày càng tăng lên. Đến khi bé mệt lả, ăn gì nôn đấy gia đình mới đưa bé vào viện. Bé được các bác sĩ truyền thuốc liên tục trong 2 ngày. Đến nay là ngày thứ 4 cháu đã đỡ hơn nhiều, ăn uống đỡ nôn trớ hơn, đi ngoài cũng cải thiện dần.
Bệnh nhi mắc tay chân miệng vào điều trị tại khoa rải rác, đáng chú ý nhiều trường hợp nặng
Mặc dù không phải thời gian đỉnh dịch nhưng hiện nay, khoa Bệnh Nhiệt đới – Tiêu hóa, Bệnh viện Sản Nhi vẫn ghi nhận rải rác các ca tay chân miệng, đặc biệt là những trường hợp nặng. Khoa hiện đang điều trị cho một bệnh nhi mắc tay chân miệng độ 2B nhóm 1. Sau khi sốt 5 ngày tự điều trị tại nhà không ngắt, bé mới được gia đình đưa vào viện với các dấu hiệu nặng như sốt cao kéo dài, giật mình nhiều, mạch nhanh, viêm loét miệng. Những trường hợp tiêu chảy cấp hay tay chân miệng nặng như thế này, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nặng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Bệnh nhi mắc tiêu chảy cấp nặng phải nhập viện điều trị tích cực, truyền nước, điện giải vì mất nước...
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hương – Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới – Tiêu hóa cho biết, hiện các rất nhiều bệnh truyền nhiễm nhóm A và bệnh lây qua đường tiêu hóa đang cùng xuất hiện và có nguy cơ gây ra tình trạng dịch chồng dịch. Không những ghi nhận số ca mắc tăng ở các mặt bệnh, mà lượng bệnh nhân nặng vào viện cũng tăng hơn so với mọi năm. Hiện Adeno đang là mặt bệnh tái nổi được ghi nhận tăng mạnh trở lại, virus sẽ khiến trẻ sốt kéo dài liên tục trong 1 tuần, kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, viêm tai, viêm phổi. Thực tế điều trị tại bệnh viện cũng thấy các bệnh nhân Adeno bị tổn thương phổi nhiều hơn, diễn biến phức tạp hơn và thời gian điều trị cũng kéo dài hơn so với viêm phổi do các nguyên nhân khác. Với tay chân miệng, đây là bệnh rải rác quanh năm nhưng cũng thường xuất hiện đỉnh dịch vào một số tháng nhất định. Hiện tuy không phải đỉnh dịch nhưng khoa cũng ghi nhận khá nhiều bệnh nhân tay chân miệng, nhất là bệnh nhân nặng độ 2B nhóm 1, nhóm 2 và thậm chí độ 3 cũng gặp nhiều hơn các năm trước. Đặc biệt với sốt xuất huyết, mọi năm chỉ gặp cá biệt một vài trường hợp nặng nhưng năm nay đã gặp khá nhiều bệnh nhân nhi có các dấu hiệu cảnh báo cần phải theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Không chỉ đa dạng các mặt bệnh truyền nhiễm phải điều trị, số trẻ nhập viện trong tình trạng nặng, phải nằm viện trong thời gian dài cũng nhiều hơn. Nếu như trước đây khoa Bệnh Nhiệt đới – Tiêu hóa chỉ điều trị trung bình 95 – 100 trẻ/ngày thì hiện nay lên đến 120 – 140 bệnh nhân. Khoa đã phải huy động thêm giường bệnh của các khoa khác, bố trí riêng từng mặt bệnh theo các phân khu và huy động tối đa nhân lực cán bộ y tế làm việc. Mặt khác linh hoạt thực hiện chỉ định điều trị, cho trẻ chuyển về tuyến dưới hoặc ra viện tiếp tục về nhà điều trị ngoại trú khi tình trạng bệnh đã ổn định để tiếp tục tiếp nhận bệnh nhân mới, cũng hạn chế tối đa trẻ bị lây nhiễm chéo khi ở viện.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Liên – Khoa Bệnh Nhiệt đới – Tiêu hóa, Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh cho biết, thời gian trẻ sốt kéo dài khiến các gia đình rất lo lắng. Cùng với việc thực hiện y lệnh của bác sĩ, các điều dưỡng trong khoa cũng phải phối hợp giải thích cho gia đình trẻ biết về tình trạng bệnh của con. Riêng với Cúm hoặc Adeno, có những trẻ sốt lên đến 7 ngày liền, có khi 1-2 tiếng sau khi uống thuốc đã lại sốt tiếp để gia đình yên tâm hơn. Đồng thời cũng hướng dẫn gia đình cách chườm ấm, theo dõi nhiệt độ và cơn sốt của trẻ để hỗ trợ cán bộ y tế trong việc điều trị, tránh cho trẻ bị co giật.
Chủ động bảo vệ trẻ bằng cách tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và một số loại vắc xin dịch vụ là biện pháp hữu hiệu. Thực hiện vệ sinh, nhất là vệ sinh tay cũng là khuyến cáo quan trọng để phòng bệnh hô hấp và bệnh đường tiêu hóa. Khi trẻ có các dấu hiệu bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, không tự ý mua thuốc điều trị, tránh để trẻ trong tình trạng nặng mới đi khám gây khó khăn trong điều trị và nguy hiểm cho trẻ.
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Triển khai xử lí ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Tân Hồng, TP Từ Sơn (03/11/2022 08:04)
- Khuyến cáo phòng chống bệnh cúm mùa (Bộ Y tế cập nhật 28/10/2022) (03/11/2022 07:36)
- Thực hiện hiệu quả công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 và tiêm chủng mở rộng (02/11/2022 15:34)
- Tăng cường giám sát phòng, chống bệnh dại trên người (02/11/2022 08:33)
- Tăng cường giám sát phòng, chống cúm gia cầm lây bệnh sang người (31/10/2022 07:54)