Thống kê truy cập

Online : 2197
Đã truy cập : 151038002

Cảnh báo bệnh sốt phát ban dạng sởi gia tăng.

16/07/2019 09:58 Số lượt xem: 328

Hiện nay thời tiết đang ở giai đoạn nóng ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virut phát triển, đặc biệt là virut sốt phát ban dạng sởi. Trong dân gian thường hay có khái niệm cho rằng, bệnh sởi là chỉ có trẻ nhỏ bị mắc, do vậy người lớn thường hay chủ quan không hoặc ít phòng ngừa. Tuy nhiên trên thực tế có khá nhiều người lớn mắc bệnh sốt phát ban dạng sởi đến điều trị.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Tuấn 30 tuổi ở Gia Đông,  huyện Thuận Thành, đang điều trị tại khoa truyền nhiễm BVĐK tỉnh Bắc Ninh không nhớ từ bé đến giờ cũng không biết mình đã được tiêm vắcxin phòng sởi hay chưa,  trong những ngày qua khi thấy bị sốt cao, đau hết mình mẩy, đau họng..., anh Tuấn đến phòng khám tư khám và được thôn báo là bị sốt virut bác sĩ cho thuốc về uống nhưng không khỏi, đến khi thấy các  nốt phát ban mọc nên từ mặt anh mới được gia đình cho vào khoa truyền nhiễm BVĐK tỉnh được khám và xét nghiệm được chẩn đoán sốt phát ban dạng sởi. Sau một tuần điều trị anh Tuấn đã khỏe và được ra viện. Nguyên nhân và đường lây bệnh:

Lây qua đường hô hấp. Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyến…, lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh. Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó như mặt bàn, điện thoại…, khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh. Một khi siêu vi sởi vào cơ thể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơ thể kể cả hệ hô hấp và da.

Theo thống kê từ đầu năm 2019 đến nay,  khoa truyền nhiễm BVĐK tỉnh Bắc Ninh đã tiếp nhận và điều trị hơn 100 ca mắc sốt phát ban dạng sởi, trong đó trên 70% số ca mắc là trên 20 tuổi, khoảng 30% bệnh nhân từ 15 – dưới 20 tuổi. Mặc dù không có ca nào tử vong nhưng theo các bác sĩ điều trị ở đây cho biết, đa số bệnh nhân đến đây trong tình trạng đã phát bệnh, do không biết mình mắc sởi mà khi thấy sốt cao mệt mỏi là tự đi mua thuốc về điều trị, khi thấy không khỏi mới vào viện thì tình trạng bệnh đã nặng hơn mà còn rễ gây kháng thuốc, khó điều trị.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng. Trưởng khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh cho biết cách điều trị và dự phòng bệnh:

Điều trị và dự phòng

Điều trị

Chủ yếu là điều trị triệu chứng – săn sóc và nuôi dưỡng.

- Hạ sốt: phương pháp vật lí, thuốc hạ sốt thông thường (Paracetamol).

- An thần.

- Thuốc ho, long đờm

- Kháng histamin: Dimedron, Pipolphen.

- Sát trùng mũi họng: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol…

- Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng.

- Khi có biến chứng: viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì dùng kháng sinh và corticoid.

- Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…) hồi sức tim mạch…

- Chế độ ăn uống tốt.

Dự phòng

- Gramma globulin 40mg/kg dùng phòng bệnh khẩn cấp cho trẻ suy dinh dưỡng, hoặc trẻ đang bị một bệnh khác… mà có tiếp xúc với trẻ bị sởi.

- Vacxin sởi: vacxin sống, giảm độc lực dùng cho trẻ 6 – 9 tháng tuổi trở lên, có tác dụng bảo vệ cao. Vacxin sởi là một vacxin bắt buộc trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta hiện nay. Nhờ đó, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm nhiều.

Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt là bệnh Sởi. Trung tâm kiểm soát bệnh tật thường xuyên cử cán bộ phối hợp với khoa truyền nhiễm BVĐK tỉnh, bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh... tiến hành điều tra, giám sát tại các buồng bệnh truyền nhiễm nhằm phát hiện sớm, điều tra lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán, nhằm xác định bệnh. Một mặt giúp bệnh viện nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị, giúp đánh giá sớm tình hình dịch bệnh, nguy cơ bệnh dịch bùng phát trên địa bàn, để sớm đưa ra những giải pháp ngăn chặn kịp thời. Đây là một trong những giải pháp dự phòng, nhằm dự đoán, kiểm soát không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn./.

Đăng Thăng
Nguồn: Trung tâm kiểm soát bệnh tật