- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Còn tình trạng chậm tiến độ ban hành văn bản pháp luật về y tế
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố không tham mưu ban hành văn bản có những sơ hở bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, bảo đảm không có "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật...
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có Chỉ thị về tăng cường công tác pháp chế trong ngành y tế.
Bảo đảm không có "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật về y tế
Theo Bộ Y tế thời gian qua, công tác pháp chế đã có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành y tế. Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người bệnh, người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: một số đơn vị chưa đặt công tác hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ trọng tâm, nhân lực làm công tác pháp chế còn thiếu, chưa đồng đều; chất lượng một số văn bản pháp luật chưa cao; còn tình trạng chậm tiến độ ban hành văn bản; công tác theo dõi thi hành pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn chưa được quan tâm đúng mức…
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thể chế trong quản lý nhà nước; Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động, tăng cường thực hiện các nhiệm vụ cụ thể.
Về phía các đơn vị thuộc Bộ Y tế phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tích cực, chủ động, trách nhiệm cao trong tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật thuộc phạm vi quản lý; xác định xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; trong quá trình tham mưu, chủ động làm đầu mối giải quyết, đề xuất xây dựng pháp luật theo thẩm quyền, tránh đùn đẩy nhiệm vụ sang các đơn vị khác hoặc lên cấp trên;
Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản, bám sát chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch; đánh giá tác động kỹ lưỡng, chủ động cung cấp thông tin trong quá trình xây dựng văn bản để tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp;
Không tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có những sơ hở bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, bảo đảm không có "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật.
Đẩy mạnh đổi mới các phương pháp, hình thức lấy ý kiến, chú trọng ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động của văn bản, nghiêm túc tiếp thu, giải trình và hoàn thiện văn bản. Bảo đảm tiến độ, tuân thủ quy trình, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản; cụ thể hóa trách nhiệm đến từng cá nhân, đơn vị trong việc đề xuất và xây dựng văn bản. Khắc phục triệt để tình trạng xây dựng và trình văn bản chậm tiến độ;
Tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật, thực hiện phân công nhiệm vụ rõ ràng, phân cấp, phân quyền triệt để, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế;
Chủ động, thường xuyên rà soát pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý, phát hiện những vướng mắc, bất cập, sơ hở, dễ làm phát sinh tiêu cực để đề xuất sửa đổi, bổ sung; tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp;
Siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ, tăng cường thanh tra, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, công chức làm căn cứ để đánh giá, xếp loại, khen thưởng và xem xét xử lý đối với trường hợp chậm trễ, thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định...
Tăng cường rà soát văn bản để kịp thời khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn
Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Y tế yêu cầu bảo đảm tuân thủ pháp luật trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chủ động tham mưu, đề xuất chính sách, pháp luật để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, tích cực tham gia ý kiến đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị;
Đồng thời thường xuyên phổ biến, triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật của lãnh đạo, viên chức và người lao động thuộc đơn vị; Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế hoạt động, quy trình chuyên môn, quản lý của đơn vị bảo đảm rõ ràng, minh bạch, hiệu quả, cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Về phía Sở Y tế tỉnh, thành phố, tại Chỉ thị này, Quyền Bộ trưởng Đào Hồng Lan yêu cầu chủ động tham mưu, đề xuất Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân nhân tỉnh trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế bảo đảm tính chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch, không tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có những sơ hở bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, bảo đảm không có "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong xây dựng chính sách, pháp luật;
Chủ động, kịp thời tham mưu, ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật cần thiết trong lĩnh vực y tế để đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương;
Tăng cường nghiên cứu, rà soát, tổng kết, đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật để kịp thời khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn; chủ động, tích cực tham gia ý kiến liên quan đến lĩnh vực y tế đối với các dự thảo văn bản pháp luật được lấy ý kiến; Tăng cường quán triệt, phổ biến, chỉ đạo triển khai kịp thời các văn bản pháp luật về y tế tại địa phương...
Thực hiện nghiêm quy định về mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, cơ chế tự chủ, xã hội hóa, liên doanh, liên kết
Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các nhiệm vụ chung như chủ động rà soát chức năng, nhiệm vụ bảo đảm thực hiện đầy đủ, không bỏ sót nhiệm vụ được giao; chủ động tham vấn ý kiến chuyên gia pháp lý, có thể bố trí cán bộ, phân công nhiệm vụ hoặc mời, thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn pháp lý theo quy định để hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tuân thủ pháp luật;
Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế, cơ chế tự chủ, xã hội hóa, liên doanh, liên kết. Những quy định của pháp luật về mua sắm, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế đã đầy đủ, rõ ràng thì phải tổ chức thực hiện khẩn trương, kịp thời, không để tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế, nhằm bảo đảm quyền lợi của người bệnh. Trường hợp khó khăn, vướng mắc phải kịp thời có văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết;
Tham mưu, thể chế hóa, ban hành theo thẩm quyền các chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp phòng, chống tiêu cực trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Cũng tại Chỉ thị này, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế giao Cục Quản lý dược, Cục Quản lý y, dược cổ truyền, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền các văn bản pháp luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật về dược, trang thiết bị y tế, tài chính y tế; tăng cường tập huấn, tổ chức triển khai các văn bản pháp luật về công tác quản lý tài chính, tài sản, mua sắm, đấu thầu, tự chủ, xã hội hóa, liên doanh, liên kết; quản lý dược, trang thiết bị y tế.
Chú trọng công tác quản lý cấp phép nhập khẩu, đăng ký lưu hành, quản lý chất lượng, giá thuốc, trang thiết bị y tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính gắn với phân cấp, phân quyền trong quản lý dược, trang thiết bị y tế; tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế.
- Phòng khám đa khoa quốc tế Nhân Đức; Phòng khám đa khoa Việt Đoàn (7/11/2024) (07/11/2024 17:00)
- [CDC]: Phê duyệt KQLCNT Gói thầu Nâng cấp phần mềm quản lý Phòng khám đa khoa năm 2024 (06/11/2024 16:30)
- [TTYT Quế Võ]: Đề nghị báo giá mua sắm dịch vụ Sửa chữa, bảo trì Hệ thống khí ô xy (06/11/2024 14:57)
- Phòng khám đa khoa Quang Việt (4/11/2024) (05/11/2024 07:56)
- Bộ Y tế cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe TIGI MAX PLUS chứa chất đã bị FDA cấm lưu hành (04/11/2024 08:05)
- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân là gì ? Tìm hiểu về Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (12/06/2022 09:17)
- Góp phần làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân (11/06/2022 09:13)
- Nghị quyết về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (10/06/2022 09:10)
- Các biện pháp phòng và chống dịch COVID-19 tại điểm bầu cử (10/05/2021 15:53)
- Bài đọc phát thanh tuyên truyền bầu cử (09/05/2021 13:26)