- Giới thiệu
- Tin tức sự kiện
- Thông tin tuyên truyền
- Dự án hạng mục đầu tư
- Thông tin tuyển dụng
- Đảng - Đoàn - Công đoàn
- Khen thưởng, xử phạt
- Quy hoạch, kế hoạch
- Quản lý hành nghề
- Cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở đủ điều kiện an toàn sinh học
- Cơ sở đạt GSP
- Cơ sở sản xuất và cung cấp chế phẩm
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi Giấy chứng nhận GPP
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi GCN đủ điều kiện kinh doanh Dược
- Cấp, Điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược
- Mỹ phẩm
- Danh sách người hành nghề tại cơ sở KCB
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Y)
- Đình chỉ, thu hồi, hủy CCHN (Dược)
- Thay đổi người chịu TNCMKT
- Cấp giấy chứng nhận xét nghiệm khẳng định HIV
- Cấp, Điều chỉnh, Thu hồi giấy chứng nhận GDP
- Cơ sở thẩm mỹ
- Phạm vi hoạt động chuyên môn và Danh mục kỹ thuật
- Cấp, Điều chỉnh, Hủy, Thu hồi giấy phép hoạt động KCB
- Quan trắc môi trường lao động
- Danh sách người hành nghề Dược
- Cấp, điều chỉnh chứng chỉ hành nghề KCB
- Người giới thiệu thuốc
- Cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng
- Cơ sở hướng dẫn thực hành KBCB
- Thống kê Y tế
- Lịch làm việc
- Thư viện hình ảnh, video
- Nghiên cứu khoa học
- Báo cáo công khai tài chính
Thống kê truy cập
Giảm thiểu chất thải nhựa trong y tế
Với khoảng 13.000 cơ sở y tế cùng hàng chục vạn cán bộ, nhân viên y tế thực hiện chăm sóc, điều trị cho gần 150 triệu lượt bệnh nhân nội trú và hơn 300 triệu lượt người bệnh ngoại trú mỗi năm nên lượng rác thải nhựa trong y tế rất lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường...
Để góp phần giải quyết vấn đề chất thải nhựa mà Chính phủ đã đề ra, ngày 16-8, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.
Chất thải nhựa chiếm đa phần
Đại diện Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, do đặc thù của ngành nên chủng loại và khối lượng chất thải nhựa trong y tế rất đa dạng và phát sinh với khối lượng lớn. Rác thải nhựa không chỉ là bơm kim tiêm, các bao bì, lọ nhựa đựng thuốc, dịch truyền mà còn là túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần để đựng thức ăn, nước uống cho người bệnh và thân nhân.
Số liệu báo cáo của các sở y tế và bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế cho thấy, tổng lượng chất thải y tế nguy hại trung bình mỗi năm khoảng 21.300 tấn, trong đó lượng chất thải y tế nguy hại được xử lý là trên 21.100 tấn (chiếm 99,1%).
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cả nước có hơn 13.000 cơ sở y tế, mỗi năm điều trị cho hơn 150 triệu lượt người và khoảng hơn 300 triệu lượt khám ngoại trú. Khi vào bệnh viện, bệnh nhân thường đi kèm theo 1 - 2 người nhà, cho nên lượng rác thải từ bệnh nhân và người nhà cùng với rác thải liên quan đến y tế rất lớn. Theo báo cáo từ một số bệnh viện, khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa, khoảng 22 tấn/ngày. Trong khi đó, việc thay đổi nhận thức, hình thành thói quen cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế việc phát sinh chất thải nhựa là một quá trình và cũng mới chỉ bước đầu được thực hiện tại một số cơ sở y tế.
Dừng sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa một lần
Thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời để thực hiện chương trình bệnh viện xanh - sạch - đẹp, thân thiện với môi trường đang triển khai, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành chỉ thị yêu cầu các cơ sở y tế, cán bộ công chức, viên chức giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành y tế dừng sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần. Đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc các bệnh viện, trường học, cơ sở y tế trực thuộc phải ký cam kết với bộ trưởng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa. Hơn nữa, từng giám đốc ký với các trưởng khoa đơn vị, từng trưởng khoa đơn vị ký cam kết với nhân viên, bác sĩ, điều dưỡng, chuẩn bị mua sắm các dụng cụ, hạn chế tối đa các dụng cụ nhựa dùng một lần.
“Trong các vấn đề chuyên môn, từ khoa dược, khoa điều trị nội trú, khoa khám bệnh ngoại trú đến khoa dinh dưỡng, bếp ăn, nhà ăn, đến cộng đồng liên quan đến sản phẩm y tế, sinh hoạt đều thực hiện cam kết ngay từ hôm nay giảm thiểu tối đa, tiến tới không dùng sản phẩm nhựa một lần”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh và đề nghị các cơ quan, đơn vị ngành y tế trên cả nước phát động thi đua, khen thưởng, phát hiện và biểu dương kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm thiểu chất thải nhựa; đồng thời đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa để đánh giá bệnh viện xanh - sạch - đẹp.
Ước tính có hơn 700 loài sinh vật trên thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực do ô nhiễm chất thải nhựa. Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, ước tính khoảng 8,3 tỷ sản phẩm nhựa đã sản xuất cho đến năm 2018; khoảng 6,3 tỷ tấn nhựa trở thành rác thải và khoảng 5 tỷ tấn tích lũy ngoài môi trường hoặc được chôn lấp. Hàng năm có khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn chất thải nhựa xả vào đại dương. |
- Trao tặng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Lập (13/11/2024 09:57)
- Nhà thuốc TTYT Quế Võ (13/11/2024 07:58)
- Trung tâm Y tế huyện Yên Phong (11/11) (11/11/2024 17:56)
- Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh gồm những phòng chức năng nào? (11/11/2024 08:13)
- Đề xuất đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng (11/11/2024 08:02)
- Bộ Y tế: Giảm thiểu chất thải nhựa sẽ là tiêu chí chấm điểm các bệnh viện (16/08/2019 15:36)
- Có cơ chế giám sát chặt chẽ, bệnh viện khó thực hiện tận thu (15/08/2019 07:28)
- Ngành y tế hướng tới việc nói “không” với rác thải nhựa (13/08/2019 15:02)
- Ra mắt ngân hàng dữ liệu tra cứu thông tin thuốc trực tuyến đầu tiên của Việt Nam (12/08/2019 15:12)
- Phòng chống các bệnh dịch, khử trùng nước sinh hoạt sau mưa lũ (05/08/2019 07:37)